Tạp chí Business Insider dẫn lời người đứng đầu Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt (AFSOC) của Không quân Mỹ cho biết, AFSOC khá lạc quan về khả năng trang bị vũ khí laser cho phi đội máy bay cường kích AC-130 của nước này, thậm chí là cả trên dòng máy bay vận tải đa năng V-22 Osprey.Tuy nhiên, ông này cũng phải thừa nhận rằng một chiếc máy bay như AC-130 không sở hữu đủ nguồn năng lượng để có thể vận hành một khẩu pháo laser và cách khắc phục nhược điểm này vẫn đang được nghiên cứu. Được biết AFSOC đã khởi động chương trình nghiên cứu vũ khí laser cho AC-130 từ năm 2015.Trung tướng Brad Webb một chỉ huy cao cấp của AFSOC cho hay, Không quân Mỹ hoàn toàn không có ý định phát triển một mẫu vũ khí laser tiêu tốn quá nhiều năng lượng cho mỗi phát bắn và nhất khi là nó sẽ được trang bị trên một chiếc máy bay nào đó.Tại một triển lãm không quân diễn ra trong tháng này ở Mỹ tướng Webb còn tiết lộ rằng, một mẫu vũ khí laser cũng có thể sẽ được trang bị trên một chiếc máy bay vận tải đa năng V-22 nếu chương trình vũ khí laser trên AC-130 thành công.Cựu chỉ huy AFSOC - Trung tướng Bradley Heithold người khởi động chương trình vũ khí laser trên AC-130 cho biết, việc trang bị vũ khí laser hay một số loại vũ khí tiên tiến khác trên AC-130 sẽ giúp mẫu cường kích này trở nên nguy hiểm trên không. Và Không quân Mỹ đã và đang hợp tác với Hải quân Mỹ phát triển một nguyên mẫu vũ khí laser đầu tiên trên chiến hạm USS Ponce nhằm thực tế hóa loại vũ khí này trong tương lai gần.Trước AC-130, Không quân Mỹ cũng từng ôm tham vọng sở hữu vũ khí laser trên không với chương trình Airborne Laser và đã có nguyên mẫu máy bay đầu tiên được chế tạo là Boeing YAL-1 được sửa đổi từ thân máy bay thương mại 747. Tuy nhiên chương trình này lại không mấy thành công và bị hủy bỏ vào năm 2011.AC-130 là dòng máy bay tấn công mặt đất nổi tiếng của Không quân Mỹ, nó được phát triển dựa trên máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules. Nó được trang bị hệ thống vũ khí khá khủng gồm pháo 30mm ATK GAU-23, pháo 105mm M102 và các loại súng máy tự động khác.Ở biến thể mới nhất AC-130J Ghostrider - mẫu cường kích này còn được trang bị cả các loại tên lửa tấn công mặt đất và bom đường kính nhỏ - biến nó thành một pháo đài bay thực sự. Tuy nhiên, giá thành của một chiếc AC-130 cũng không hề thấp, có thể lên đến 253 triệu USD tùy biến thể.
Tạp chí Business Insider dẫn lời người đứng đầu Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt (AFSOC) của Không quân Mỹ cho biết, AFSOC khá lạc quan về khả năng trang bị vũ khí laser cho phi đội máy bay cường kích AC-130 của nước này, thậm chí là cả trên dòng máy bay vận tải đa năng V-22 Osprey.
Tuy nhiên, ông này cũng phải thừa nhận rằng một chiếc máy bay như AC-130 không sở hữu đủ nguồn năng lượng để có thể vận hành một khẩu pháo laser và cách khắc phục nhược điểm này vẫn đang được nghiên cứu. Được biết AFSOC đã khởi động chương trình nghiên cứu vũ khí laser cho AC-130 từ năm 2015.
Trung tướng Brad Webb một chỉ huy cao cấp của AFSOC cho hay, Không quân Mỹ hoàn toàn không có ý định phát triển một mẫu vũ khí laser tiêu tốn quá nhiều năng lượng cho mỗi phát bắn và nhất khi là nó sẽ được trang bị trên một chiếc máy bay nào đó.
Tại một triển lãm không quân diễn ra trong tháng này ở Mỹ tướng Webb còn tiết lộ rằng, một mẫu vũ khí laser cũng có thể sẽ được trang bị trên một chiếc máy bay vận tải đa năng V-22 nếu chương trình vũ khí laser trên AC-130 thành công.
Cựu chỉ huy AFSOC - Trung tướng Bradley Heithold người khởi động chương trình vũ khí laser trên AC-130 cho biết, việc trang bị vũ khí laser hay một số loại vũ khí tiên tiến khác trên AC-130 sẽ giúp mẫu cường kích này trở nên nguy hiểm trên không. Và Không quân Mỹ đã và đang hợp tác với Hải quân Mỹ phát triển một nguyên mẫu vũ khí laser đầu tiên trên chiến hạm USS Ponce nhằm thực tế hóa loại vũ khí này trong tương lai gần.
Trước AC-130, Không quân Mỹ cũng từng ôm tham vọng sở hữu vũ khí laser trên không với chương trình Airborne Laser và đã có nguyên mẫu máy bay đầu tiên được chế tạo là Boeing YAL-1 được sửa đổi từ thân máy bay thương mại 747. Tuy nhiên chương trình này lại không mấy thành công và bị hủy bỏ vào năm 2011.
AC-130 là dòng máy bay tấn công mặt đất nổi tiếng của Không quân Mỹ, nó được phát triển dựa trên máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules. Nó được trang bị hệ thống vũ khí khá khủng gồm pháo 30mm ATK GAU-23, pháo 105mm M102 và các loại súng máy tự động khác.
Ở biến thể mới nhất AC-130J Ghostrider - mẫu cường kích này còn được trang bị cả các loại tên lửa tấn công mặt đất và bom đường kính nhỏ - biến nó thành một pháo đài bay thực sự. Tuy nhiên, giá thành của một chiếc AC-130 cũng không hề thấp, có thể lên đến 253 triệu USD tùy biến thể.