Hiện nay ở khu vực châu Á có khoảng 5 tàu sân bay, trong đó 3 chiếc thuộc sở hữu của Ấn Độ (chỉ có một hoạt động, một đang đóng và một đang thử nghiệm), một chiếc của Thái Lan và một của Trung Quốc. Trong số này, tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) có lượng giãn nước toàn tải lớn hơn cả, lên tới 67.500 tấn – lớn nhất khu vực châu Á, đứng thứ 2 thế giới cùng tàu sân bay Kuznetsov của Nga, sau lớp Nimitz của Mỹ. Tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc hiện nay vốn dĩ được cải tạo từ tàu sân bay cũ mang tên Varyag của Hải quân Liên Xô. Năm 1985, nhà máy đóng tàu Nam Nikolayev (Ukraine) khởi đóng tàu sân bay Varyag thuộc lớp Đô đốc Kuznetsov. Tuy nhiên, khi chưa kịp hoàn thành thì Liên Xô sụp đổ, con tàu không bao giờ được hoàn thiện. Năm 1998, Ukraine bán chiếc Varyag cho công ty du lịch Chong Lot (trụ sở tại Hong Kong) với “giá rẻ như cho”, 20 triệu USD. Giữa năm 2000, Chonglot đã thuê đội tàu kéo đông đảo của công ty Hà Lan kéo xác tàu Varyag về Trung Quốc (giá thuê khoảng 5 triệu USD). Trong ảnh là chiếc Varyag trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyến hành trình này kéo dài gần 2 năm vượt 28.200km trên biển để về tới nhà máy Đại Liên vào ngày 3/3/2002. Trong ảnh là thân xác tàn tạ của con tàu sau nhiều hơn 10 năm phơi sương phơi gió. Theo một số nguồn tin, đầu tháng 6/2005, thân tàu Varyag bắt đầu chuyển lên dock khô ở Đại Liên và bắt đầu quá trình sửa chữa.
Việc sửa chữa đều do Trung Quốc “một tay” thực hiện, tất nhiên có những hạng mục mà nước này vẫn phải nhờ tới sự trợ giúp từ nước ngoài, nhất là Ukraine.
Một trong những công nghệ mà chắc chắn chỉ có sự giúp đỡ từ Ukraine từ Trung Quốc mới có thể hoàn thiện đó là thiết kế hệ thống cất hạ cánh trên hạm, hệ thống cáp hãm đà hỗ trợ máy bay hạ cánh trên hạm…Cơ bản tới năm 2011-2012, Trung Quốc gần như đã hoàn thiện mọi hạng mục trên tàu sân bay Liêu Ninh – tàu sân bay đầu tiên trong lịch sử Hải quân Trung Quốc.
Ngày 25/12/2012, tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) chính thức được đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc.
Tuy nhiên, tính tới thời điểm này vẫn chưa rõ Liêu Ninh được biên chế vào hạm đội nào trong 3 hạm đội hải quân. Đây được xem là một trong những dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển Hải quân Trung Quốc.
Cận cảnh nhà ăn bên trong tàu sân bay Liêu Ninh. Có thể thấy rằng, Trung Quốc đã đầu tư mạnh cho việc làm nội thất bên trong con tàu sân bay đầu tiên.
Tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) có lượng giãn nước toàn tải 67.500 tấn, dài 304,5m, rộng 75m, mớn nước 10,5m, thủy thủ đoàn 1.960 người.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được trang bị động cơ thông thường mà không phải là động lực hạt nhân. Một trong những dấu hỏi lớn của thế giới khi Trung Quốc đưa vào hoạt động tàu sân bay là việc con tàu này trang bị tiêm kích hạm nào, liệu Trung Quốc có thể thực hiện việc cất hạ cánh trên tàu sân bay không?
Những thắc mắc, nghi ngờ này nhanh chóng được giải đáp vào ngày 25/11/2012 khi tiêm kích hạm J-15 lần đầu thực hiện thành công cuộc cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Trong ảnh là tiêm kích hạm J-15 lăn bánh trên đường băng tàu sân bay.
Tiêm kích hạm J-15 cất cánh thành công từ boong phóng kiểu nhảy cầu, J-15 được cho là sản xuất dựa trên cơ sở tham khảo từ tiêm kích Su-33 của Nga.
Tiêm kích hạm J-15 thực hiện cú hạ cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh. Theo phương tiện truyền thông Trung Quốc, 5 chiếc J-15 đã hạ cánh thành công trên tàu Liêu Ninh, trong đó ghi nhận viên phi công đầu tiên lái J-15 hạ cánh là ông Dai Mingmeng. Tàu sân bay Liêu Ninh được cho là có khả năng chở tổng cộng 30 tiêm kích hạm và 24 trực thăng (loại Z-8 và Ka-31). Trong ảnh là một chiếc trực thăng vận tải hạng nặng Z-8 đậu trên tàu Liêu Ninh.
Thiết kế hệ thống vũ khí trên tàu sân bay Liêu Ninh gồm 3 tháp pháo phòng không Type 1030 (10 nòng cỡ 30mm); 3 bệ phóng tên lửa phòng không tầm thấp FL-3000N và 2 cụm rocket chống ngầm. Do hạn chế của thiết kế boong phóng kiểu nhảy cầu, tàu sân bay Liêu Ninh hiện khó có khả năng mang được máy bay cảnh báo sớm cánh bằng mà thay vào đó phải phụ thuộc vào trực thăng cảnh báo sớm Ka-31.
Hiện nay ở khu vực châu Á có khoảng 5 tàu sân bay, trong đó 3 chiếc thuộc sở hữu của Ấn Độ (chỉ có một hoạt động, một đang đóng và một đang thử nghiệm), một chiếc của Thái Lan và một của Trung Quốc. Trong số này, tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) có lượng giãn nước toàn tải lớn hơn cả, lên tới 67.500 tấn – lớn nhất khu vực châu Á, đứng thứ 2 thế giới cùng tàu sân bay Kuznetsov của Nga, sau lớp Nimitz của Mỹ.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc hiện nay vốn dĩ được cải tạo từ tàu sân bay cũ mang tên Varyag của Hải quân Liên Xô. Năm 1985, nhà máy đóng tàu Nam Nikolayev (Ukraine) khởi đóng tàu sân bay Varyag thuộc lớp Đô đốc Kuznetsov. Tuy nhiên, khi chưa kịp hoàn thành thì Liên Xô sụp đổ, con tàu không bao giờ được hoàn thiện. Năm 1998, Ukraine bán chiếc Varyag cho công ty du lịch Chong Lot (trụ sở tại Hong Kong) với “giá rẻ như cho”, 20 triệu USD.
Giữa năm 2000, Chonglot đã thuê đội tàu kéo đông đảo của công ty Hà Lan kéo xác tàu Varyag về Trung Quốc (giá thuê khoảng 5 triệu USD). Trong ảnh là chiếc Varyag trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyến hành trình này kéo dài gần 2 năm vượt 28.200km trên biển để về tới nhà máy Đại Liên vào ngày 3/3/2002. Trong ảnh là thân xác tàn tạ của con tàu sau nhiều hơn 10 năm phơi sương phơi gió.
Theo một số nguồn tin, đầu tháng 6/2005, thân tàu Varyag bắt đầu chuyển lên dock khô ở Đại Liên và bắt đầu quá trình sửa chữa.
Việc sửa chữa đều do Trung Quốc “một tay” thực hiện, tất nhiên có những hạng mục mà nước này vẫn phải nhờ tới sự trợ giúp từ nước ngoài, nhất là Ukraine.
Một trong những công nghệ mà chắc chắn chỉ có sự giúp đỡ từ Ukraine từ Trung Quốc mới có thể hoàn thiện đó là thiết kế hệ thống cất hạ cánh trên hạm, hệ thống cáp hãm đà hỗ trợ máy bay hạ cánh trên hạm…
Cơ bản tới năm 2011-2012, Trung Quốc gần như đã hoàn thiện mọi hạng mục trên tàu sân bay Liêu Ninh – tàu sân bay đầu tiên trong lịch sử Hải quân Trung Quốc.
Ngày 25/12/2012, tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) chính thức được đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc.
Tuy nhiên, tính tới thời điểm này vẫn chưa rõ Liêu Ninh được biên chế vào hạm đội nào trong 3 hạm đội hải quân.
Đây được xem là một trong những dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển Hải quân Trung Quốc.
Cận cảnh nhà ăn bên trong tàu sân bay Liêu Ninh. Có thể thấy rằng, Trung Quốc đã đầu tư mạnh cho việc làm nội thất bên trong con tàu sân bay đầu tiên.
Tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) có lượng giãn nước toàn tải 67.500 tấn, dài 304,5m, rộng 75m, mớn nước 10,5m, thủy thủ đoàn 1.960 người.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được trang bị động cơ thông thường mà không phải là động lực hạt nhân.
Một trong những dấu hỏi lớn của thế giới khi Trung Quốc đưa vào hoạt động tàu sân bay là việc con tàu này trang bị tiêm kích hạm nào, liệu Trung Quốc có thể thực hiện việc cất hạ cánh trên tàu sân bay không?
Những thắc mắc, nghi ngờ này nhanh chóng được giải đáp vào ngày 25/11/2012 khi tiêm kích hạm J-15 lần đầu thực hiện thành công cuộc cất hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Trong ảnh là tiêm kích hạm J-15 lăn bánh trên đường băng tàu sân bay.
Tiêm kích hạm J-15 cất cánh thành công từ boong phóng kiểu nhảy cầu, J-15 được cho là sản xuất dựa trên cơ sở tham khảo từ tiêm kích Su-33 của Nga.
Tiêm kích hạm J-15 thực hiện cú hạ cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh. Theo phương tiện truyền thông Trung Quốc, 5 chiếc J-15 đã hạ cánh thành công trên tàu Liêu Ninh, trong đó ghi nhận viên phi công đầu tiên lái J-15 hạ cánh là ông Dai Mingmeng.
Tàu sân bay Liêu Ninh được cho là có khả năng chở tổng cộng 30 tiêm kích hạm và 24 trực thăng (loại Z-8 và Ka-31). Trong ảnh là một chiếc trực thăng vận tải hạng nặng Z-8 đậu trên tàu Liêu Ninh.
Thiết kế hệ thống vũ khí trên tàu sân bay Liêu Ninh gồm 3 tháp pháo phòng không Type 1030 (10 nòng cỡ 30mm); 3 bệ phóng tên lửa phòng không tầm thấp FL-3000N và 2 cụm rocket chống ngầm.
Do hạn chế của thiết kế boong phóng kiểu nhảy cầu, tàu sân bay Liêu Ninh hiện khó có khả năng mang được máy bay cảnh báo sớm cánh bằng mà thay vào đó phải phụ thuộc vào trực thăng cảnh báo sớm Ka-31.