Tàu sân bay Liêu Ninh lần đầu cập cảng quân sự ở Thanh Đảo, Sơn Đông vào tháng 2/2013. Khi đó, đã có những đồn đoán, Thanh Đảo là cảng nhà của Liêu Ninh, đồng nghĩa với việc Liêu Ninh được giao cho Hạm đội Bắc Hải.
Cảng Thanh Đảo mất 5 năm xây dựng và khắc phục hơn 40 vấn đề kỹ thuật nhằm đảm bảo tàu Liêu Ninh neo đậu an toàn cũng như xây giữa cầu cảng trạm cung cấp điện, nhiên liệu riêng cho tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Trong ảnh là đoàn xe cần cẩu lưu động hỗ trợ tàu Liêu Ninh neo đậu vào cầu cảng.
Xe cần cẩu đưa dây neo lên điểm gắn trên thành tàu Liêu Ninh.
Kể từ khi được chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc vào tháng 9/2012, Liêu Ninh đã trải qua một loạt các thử nghiệm trên biển và sẽ tiếp tục thử nghiệm thêm ở vùng biển xa cũng như các máy bay chiến đấu khác thử nghiệm cất và hạ cánh trong năm 2013.
Liêu Ninh cũng có sự phục vụ của những nữ thủy thủ trên tàu.
Tàu sân bay Liêu Ninh có khả năng chở
26 tiêm kích hạm J-15; 18 trực thăng chống ngầm Ka-27; 4 trực thăng
cảnh báo sớm (Z-8, Ka-31). Trong ảnh là tiêm kích hạm J-15 đã được sơn màu trắng bạc thay cho màu vàng trong lần cất hạ cánh đầu tiên trên tàu.
J-15 được thang máy đưa xuống hầm chứa trong khoang tàu.
Theo giới chức quân đội Trung Quốc, cảng Thanh Đảo là nơi thích hợp nhất đối với Liêu Ninh bởi nó có thể bảo vệ nó khỏi các cuộc tấn công của kẻ thù trên không và dưới nước và khả năng cung cấp kịp thời và đầy đủ các nguồn cung cấp nhiên liệu, nước, đạn dược…
Trong những tháng tới, tiêm kích hạm J-15 có thể thực hiện thêm nhiều lần cất hạ cánh trên tàu sân bay để huấn luyện phi công thuần thục hơn.
Thủy thủ tàu sân bay Liêu Ninh trong phòng điều khiển.Liêu Ninh trang bị một số hệ thống vũ
khí gồm: 4 hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp FL-3000N; 3 hệ thống
pháo Type 1030 CIWS; 3 bệ phóng rocket chống ngầm 240 mm. Trong ảnh là hệ thống pháo phòng không tầm thấp 10 nòng cỡ 30mm Type 1030.
Tàu sân bay Liêu Ninh lần đầu cập cảng quân sự ở Thanh Đảo, Sơn Đông vào tháng 2/2013. Khi đó, đã có những đồn đoán, Thanh Đảo là cảng nhà của Liêu Ninh, đồng nghĩa với việc Liêu Ninh được giao cho Hạm đội Bắc Hải.
Cảng Thanh Đảo mất 5 năm xây dựng và khắc phục hơn 40 vấn đề kỹ thuật nhằm đảm bảo tàu Liêu Ninh neo đậu an toàn cũng như xây giữa cầu cảng trạm cung cấp điện, nhiên liệu riêng cho tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Trong ảnh là đoàn xe cần cẩu lưu động hỗ trợ tàu Liêu Ninh neo đậu vào cầu cảng.
Xe cần cẩu đưa dây neo lên điểm gắn trên thành tàu Liêu Ninh.
Kể từ khi được chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc vào tháng 9/2012, Liêu Ninh đã trải qua một loạt các thử nghiệm trên biển và sẽ tiếp tục thử nghiệm thêm ở vùng biển xa cũng như các máy bay chiến đấu khác thử nghiệm cất và hạ cánh trong năm 2013.
Liêu Ninh cũng có sự phục vụ của những nữ thủy thủ trên tàu.
Tàu sân bay Liêu Ninh có khả năng chở
26 tiêm kích hạm J-15; 18 trực thăng chống ngầm Ka-27; 4 trực thăng
cảnh báo sớm (Z-8, Ka-31). Trong ảnh là tiêm kích hạm J-15 đã được sơn màu trắng bạc thay cho màu vàng trong lần cất hạ cánh đầu tiên trên tàu.
J-15 được thang máy đưa xuống hầm chứa trong khoang tàu.
Theo giới chức quân đội Trung Quốc, cảng Thanh Đảo là nơi thích hợp nhất đối với Liêu Ninh bởi nó có thể bảo vệ nó khỏi các cuộc tấn công của kẻ thù trên không và dưới nước và khả năng cung cấp kịp thời và đầy đủ các nguồn cung cấp nhiên liệu, nước, đạn dược…
Trong những tháng tới, tiêm kích hạm J-15 có thể thực hiện thêm nhiều lần cất hạ cánh trên tàu sân bay để huấn luyện phi công thuần thục hơn.
Thủy thủ tàu sân bay Liêu Ninh trong phòng điều khiển.
Liêu Ninh trang bị một số hệ thống vũ
khí gồm: 4 hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp FL-3000N; 3 hệ thống
pháo Type 1030 CIWS; 3 bệ phóng rocket chống ngầm 240 mm. Trong ảnh là hệ thống pháo phòng không tầm thấp 10 nòng cỡ 30mm Type 1030.