Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tịch thu được số lượng lớn vũ khí do Mỹ chế tạo. Trong đó có dòng súng máy M60 - mẫu súng máy tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ và các nước đồng minh trong suốt 50 năm. Nguồn ảnh: WikipediaTừ sau năm 1975 cho đến nay, M60 vẫn được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng nhất là trong Chiến tranh biên giới Tây Nam. Tuy nhiên do M60 sử dụng cỡ đạn 7.62x51mm của NATO nên dần về sau dòng súng máy này dần bị hạn chế sử dụng do thiếu nguồn cung đạn dược cũng như linh kiện thay thế. Nguồn ảnh: QPVNTrong thời gian gần đây, với nỗ lực không ngừng của cán bộ nhà máy quốc phòng Z113, về cơ bản Việt Nam đã làm chủ được công nghệ sản xuất đạn 7.62x51mm của NATO. Điều này có ý nghĩa khá lớn khi giúp giải được bài toán nguồn cung đạn dược ổn định cho các dòng súng máy sử dụng đạn 7.62x51mm NATO có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam tạo điều kiện đưa vào trang bị trở lại các loại vũ khí này. Nguồn ảnh: TTXVNTrong ảnh là cán bộ của Nhà máy Z113 bắn thử nghiệm đạn 7.62x51mm do nhà máy sản xuất với súng máy M60. Nguồn ảnh: QPVNDù được đưa vào sử dụng đã hơn 50 năm, tuy nhiên M60 và các biến thể của nó vẫn được quân đội nhiều nước trên thế giới sử dụng. Quân đội Mỹ ngày nay vẫn sử dụng M60 tuy nhiên với số lượng khá hạn chế và chủ yếu là các biến thể M60E4. Nguồn ảnh: WikipediaCũng như các dòng súng máy khác của Mỹ, M60 sử dụng cơ chế trích khí, sử dụng đạn nạp vào bằng dây, làm mát bằng không khí với một chế độ bắn duy nhất là liên thanh với nòng súng được thiết kế để có thể thay thế nhanh. Và để giữ độ ổn định khi bắn M60 cũng được trang bị thêm giá đỡ 2 chân. Nguồn ảnh: WikipediaVề cơ bản, M60 có trọng lượng khá nặng khoảng 10.5kg chưa bao gồm dây đạn. Bên cạnh đó thiết kế thước ngắm của nó cũng gây một số hạn chế cho xạ thủ (với các biến thể ban đầu), tuy nhiên với trọng lượng lại giúp súng giảm bớt độ giật khi bắn. Ở một số biến thể M60 cũng được gắn thêm tay cầm để thuận tiện hơn cho các tư thế đứng hoặc ngồi bắn.Tầm bắn hiệu quả của M60 là 1.100m và tùy với các mục tiêu khác nhau, tốc độ bắn tối đa của nó là từ 500-650 viên/phút với sơ tốc đầu đạn 853m/s. Trong Chiến tranh Việt Nam, M60 được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên tại Việt Nam M60 cũng lộ rõ các yếu điểm của mình khi súng đòi hỏi phải được bảo dưỡng thường xuyên. Bên cạnh đó các chi tiết kim loại trên súng rất dễ gỉ sét sau thời gian ngắn sử dụng và đôi khi M60 còn kẹt đạn khi bắn.Ngoài việc được trang bị cho các đơn vị bộ binh, M60 cũng có thể được tích hợp trên các phương tiện cơ giới như xe bọc thép, trực thăng vũ trang và các loại tàu xuồng cao tốc.Một binh sĩ Mỹ với M60 trong một đợt tập trận tại Đức. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tịch thu được số lượng lớn vũ khí do Mỹ chế tạo. Trong đó có dòng súng máy M60 - mẫu súng máy tiêu chuẩn của Quân đội Mỹ và các nước đồng minh trong suốt 50 năm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Từ sau năm 1975 cho đến nay, M60 vẫn được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng nhất là trong Chiến tranh biên giới Tây Nam. Tuy nhiên do M60 sử dụng cỡ đạn 7.62x51mm của NATO nên dần về sau dòng súng máy này dần bị hạn chế sử dụng do thiếu nguồn cung đạn dược cũng như linh kiện thay thế. Nguồn ảnh: QPVN
Trong thời gian gần đây, với nỗ lực không ngừng của cán bộ nhà máy quốc phòng Z113, về cơ bản Việt Nam đã làm chủ được công nghệ sản xuất đạn 7.62x51mm của NATO. Điều này có ý nghĩa khá lớn khi giúp giải được bài toán nguồn cung đạn dược ổn định cho các dòng súng máy sử dụng đạn 7.62x51mm NATO có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam tạo điều kiện đưa vào trang bị trở lại các loại vũ khí này. Nguồn ảnh: TTXVN
Trong ảnh là cán bộ của Nhà máy Z113 bắn thử nghiệm đạn 7.62x51mm do nhà máy sản xuất với súng máy M60. Nguồn ảnh: QPVN
Dù được đưa vào sử dụng đã hơn 50 năm, tuy nhiên M60 và các biến thể của nó vẫn được quân đội nhiều nước trên thế giới sử dụng. Quân đội Mỹ ngày nay vẫn sử dụng M60 tuy nhiên với số lượng khá hạn chế và chủ yếu là các biến thể M60E4. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cũng như các dòng súng máy khác của Mỹ, M60 sử dụng cơ chế trích khí, sử dụng đạn nạp vào bằng dây, làm mát bằng không khí với một chế độ bắn duy nhất là liên thanh với nòng súng được thiết kế để có thể thay thế nhanh. Và để giữ độ ổn định khi bắn M60 cũng được trang bị thêm giá đỡ 2 chân. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về cơ bản, M60 có trọng lượng khá nặng khoảng 10.5kg chưa bao gồm dây đạn. Bên cạnh đó thiết kế thước ngắm của nó cũng gây một số hạn chế cho xạ thủ (với các biến thể ban đầu), tuy nhiên với trọng lượng lại giúp súng giảm bớt độ giật khi bắn. Ở một số biến thể M60 cũng được gắn thêm tay cầm để thuận tiện hơn cho các tư thế đứng hoặc ngồi bắn.
Tầm bắn hiệu quả của M60 là 1.100m và tùy với các mục tiêu khác nhau, tốc độ bắn tối đa của nó là từ 500-650 viên/phút với sơ tốc đầu đạn 853m/s. Trong Chiến tranh Việt Nam, M60 được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên tại Việt Nam M60 cũng lộ rõ các yếu điểm của mình khi súng đòi hỏi phải được bảo dưỡng thường xuyên. Bên cạnh đó các chi tiết kim loại trên súng rất dễ gỉ sét sau thời gian ngắn sử dụng và đôi khi M60 còn kẹt đạn khi bắn.
Ngoài việc được trang bị cho các đơn vị bộ binh, M60 cũng có thể được tích hợp trên các phương tiện cơ giới như xe bọc thép, trực thăng vũ trang và các loại tàu xuồng cao tốc.
Một binh sĩ Mỹ với M60 trong một đợt tập trận tại Đức. Nguồn ảnh: Wikipedia