Theo đánh giá của tạp chí National Interest, trong top 5 chiếc máy bay tồi tệ nhất mọi thời đại thì loạt máy bay chiến đấu F-100, F-101, F-102, F-104, F-105, F-106 được gọi là Century Series đã được xếp ở vị trí thứ 3.Hầu hết các máy bay chiến đấu trong Series này được phát triển vào thời mà Không quân Mỹ vẫn bị chi phối bởi những cán bộ máy bay ném bom chiến lược và mối quan tâm chủ yếu của họ là chiến tranh hạt nhân với Liên Xô.Bởi thế Chỉ huy hàng không chiến thuật Mỹ đã cố gắng để giải quyết vấn đề này bằng cách làm cho các máy bay giống như khả năng của máy bay “chiến lược” với việc tập trung vào hệ thống đánh chặn mà có thể tiêu diệt các máy bay ném bom của Liên Xô đồng thời cũng tạo cho nó khả năng mang được vũ khí hạt nhân.Tuy nhiên, loạt máy bay chiến đấu Century chỉ có chiếc F-100 là chiến đấu cơ thế hệ thứ 2 đầy đủ,. Phần còn lại là một mớ những rắc rối giữa khái niệm chiến lược và công nghệ.Theo trang Hubpages, chiếc F-100 đã có một số lượng hao hụt rất cao trong quá trình vận hành của mình. Người ta thống kê rằng trong suốt thời gian quân đội Mỹ sở hữu F-100, họ đã mất 889 chiếc loại này cùng với 324 phi công.Chiếc F-101 Voodoo là một máy bay đánh chặn chuyển đổi thành một chiếc tiêm kích – bom, ý tưởng được đánh giá là gần như không có ý nghĩa. Vì thế sau này nó chủ yếu hoạt động như một máy bay trinh sát.Chiếc F-102 là máy bay tiêm kích siêu thanh đầu tiên của Mỹ với tốc độ đạt được Mach 1. Nó cũng là máy bay đầu tiên sử dụng cánh tam giác và cũng là chiếc máy bay đầu tiên của Không quân Mỹ sử dụng vũ khí hoàn toàn là tên lửa.F-102 đi vào phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1956, nhưng theo National Interest, nó hoạt động không đầy đủ trong vai trò là một chiếc máy bay đánh chặn kiêm tiêm kích bom. Nó chỉ xuất hiện một thời gian ngắn khi tham chiến ở Việt Nam trước khi được đưa trở thành mục tiêu bay không người lái.F-104 được đưa vào phục vụ từ năm 1959 và nổi bật ở đặc điểm có thể bay ở độ cao 103.395 feet (khoảng 30 km) và tốc độ leo cao 48.000 feet/phút tức là gần 15 km/phút. Nó cũng là máy bay chiến đấu đầu tiên có thể duy trì tốc độ Mach 2.Tuy nhiên, F-104 cũng bị đánh giá là một cái bẫy chết người, một cỗ “quan tài bay” vì nó có đến hơn 30 rủi ro trong 100.000 giờ bay. Người ta cũng gọi nó một cách mỉa mai là “tên lửa có người lái”. Hơn 50% số F-104 Canada và hơn 30% số F-104 của Đức mua từ Mỹ bị mất vì tai nạn.Chiếc F-105 là chiếc máy bay chiến đấu một động cơ lớn nhất từng có trong quân đội Mỹ. Nó được thiết kế như một máy bay ném bom chiến lược với khả năng mang 14.000 pound bom (bằng khoảng 7 tấn bom).Nó có thể đạt tốc độ Mach 2,15 và đã có 883 chiếc được sản xuất nhưng nó tỏ ra không thích hợp trong nhiệm vụ ném bom chiến thuật. Bằng chứng là khi tham chiến ở Việt Nam đã có gần 1 nửa số F-105 được sản xuất bị bắn hạ theo thông tin từ trang Hubpages.Chiếc sau cùng của loạt Century là F-106. Nó thực chất là một phiên bản tiến hóa của F-102 với tốc độ đạt đến Mach 2,3. Năm 1959 nó đi vào phục vụ trong vai trò một máy bay đánh chặn. Tuy nhiên cuối thập kỷ 1980, nó cũng bị đem biến thành mục tiêu bay không người lái như chiếc F-102.Theo đánh giá của National Interest, sự thất bại của các máy bay trong loạt Century Series thể hiện sự bất lực của Không quân Mỹ trong khái niệm chiến tranh ngoài phạm vi lĩnh vực chiến lược. Trong ảnh là một chiếc F-100.
Theo đánh giá của tạp chí National Interest, trong top 5 chiếc máy bay tồi tệ nhất mọi thời đại thì loạt máy bay chiến đấu F-100, F-101, F-102, F-104, F-105, F-106 được gọi là Century Series đã được xếp ở vị trí thứ 3.
Hầu hết các máy bay chiến đấu trong Series này được phát triển vào thời mà Không quân Mỹ vẫn bị chi phối bởi những cán bộ máy bay ném bom chiến lược và mối quan tâm chủ yếu của họ là chiến tranh hạt nhân với Liên Xô.
Bởi thế Chỉ huy hàng không chiến thuật Mỹ đã cố gắng để giải quyết vấn đề này bằng cách làm cho các máy bay giống như khả năng của máy bay “chiến lược” với việc tập trung vào hệ thống đánh chặn mà có thể tiêu diệt các máy bay ném bom của Liên Xô đồng thời cũng tạo cho nó khả năng mang được vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, loạt máy bay chiến đấu Century chỉ có chiếc F-100 là chiến đấu cơ thế hệ thứ 2 đầy đủ,. Phần còn lại là một mớ những rắc rối giữa khái niệm chiến lược và công nghệ.
Theo trang Hubpages, chiếc F-100 đã có một số lượng hao hụt rất cao trong quá trình vận hành của mình. Người ta thống kê rằng trong suốt thời gian quân đội Mỹ sở hữu F-100, họ đã mất 889 chiếc loại này cùng với 324 phi công.
Chiếc F-101 Voodoo là một máy bay đánh chặn chuyển đổi thành một chiếc tiêm kích – bom, ý tưởng được đánh giá là gần như không có ý nghĩa. Vì thế sau này nó chủ yếu hoạt động như một máy bay trinh sát.
Chiếc F-102 là máy bay tiêm kích siêu thanh đầu tiên của Mỹ với tốc độ đạt được Mach 1. Nó cũng là máy bay đầu tiên sử dụng cánh tam giác và cũng là chiếc máy bay đầu tiên của Không quân Mỹ sử dụng vũ khí hoàn toàn là tên lửa.
F-102 đi vào phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1956, nhưng theo National Interest, nó hoạt động không đầy đủ trong vai trò là một chiếc máy bay đánh chặn kiêm tiêm kích bom. Nó chỉ xuất hiện một thời gian ngắn khi tham chiến ở Việt Nam trước khi được đưa trở thành mục tiêu bay không người lái.
F-104 được đưa vào phục vụ từ năm 1959 và nổi bật ở đặc điểm có thể bay ở độ cao 103.395 feet (khoảng 30 km) và tốc độ leo cao 48.000 feet/phút tức là gần 15 km/phút. Nó cũng là máy bay chiến đấu đầu tiên có thể duy trì tốc độ Mach 2.
Tuy nhiên, F-104 cũng bị đánh giá là một cái bẫy chết người, một cỗ “quan tài bay” vì nó có đến hơn 30 rủi ro trong 100.000 giờ bay. Người ta cũng gọi nó một cách mỉa mai là “tên lửa có người lái”. Hơn 50% số F-104 Canada và hơn 30% số F-104 của Đức mua từ Mỹ bị mất vì tai nạn.
Chiếc F-105 là chiếc máy bay chiến đấu một động cơ lớn nhất từng có trong quân đội Mỹ. Nó được thiết kế như một máy bay ném bom chiến lược với khả năng mang 14.000 pound bom (bằng khoảng 7 tấn bom).
Nó có thể đạt tốc độ Mach 2,15 và đã có 883 chiếc được sản xuất nhưng nó tỏ ra không thích hợp trong nhiệm vụ ném bom chiến thuật. Bằng chứng là khi tham chiến ở Việt Nam đã có gần 1 nửa số F-105 được sản xuất bị bắn hạ theo thông tin từ trang Hubpages.
Chiếc sau cùng của loạt Century là F-106. Nó thực chất là một phiên bản tiến hóa của F-102 với tốc độ đạt đến Mach 2,3. Năm 1959 nó đi vào phục vụ trong vai trò một máy bay đánh chặn. Tuy nhiên cuối thập kỷ 1980, nó cũng bị đem biến thành mục tiêu bay không người lái như chiếc F-102.
Theo đánh giá của National Interest, sự thất bại của các máy bay trong loạt Century Series thể hiện sự bất lực của Không quân Mỹ trong khái niệm chiến tranh ngoài phạm vi lĩnh vực chiến lược. Trong ảnh là một chiếc F-100.