Theo Wikipedia, máy bay vận tải An-2 được thiết kế bởi Oleg Antonov vào thời điểm sau Chiến Tranh Thế giới thứ 2 với mục đích phục vụ lâm nghiệp ở Liên Xô. Nó bay thử lần đầu tiên vào năm 1947 và được sản xuất vào năm 1948.Với thiết kế một động cơ hai tầng cánh, máy bay An-2 đã lỗi thời ngay từ trên bản thiết kế bởi vì vào cuối thập niên 1940, công nghệ hàng không đã chuyển sang động cơ phản lực. Mặc dù thế, chiếc An-2 hóa ra lại là một chiếc máy bay rất phổ biến trên thế giới.Theo BBC, tính đến năm 1991, đã có 19.000 chiếc được sản xuất ở Liên Xô và sau đó là Ba Lan. Ngoài ra còn có hàng ngàn chiếc khác được sản xuất ở Trung Quốc theo giấy phép của Liên Xô với tên gọi Shijiazhuang Y-5. Trong ảnh là một chiếc Shijiazhuang Y-5.An-2 được thiết kế để phục vụ lâm nghiệp với hai nhiệm vụ chính là phun các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ... và vận tải. Do vậy, nó được thiết kế để có thể cất cánh ở những đường băng bằng đất ở bìa rừng hay những nơi hoang vu thưa dân của Nga.Với cùng một mục đích và điều kiện sử dụng như vậy, chỉ có chiếc máy bay hai tầng cánh như An-2 hoặc trực thăng có thể thực hiện được. Nhưng An-2 có ưu điểm là máy móc đơn giản nên dễ duy trì hoạt động hơn so với trực thăng.Bernie Leighton, một chuyên gia hàng không đã lái An-2 tại Belarus nói rằng lý do An-2 đến nay vẫn còn được sử dụng bởi vì không có chiếc máy bay nào được như nó. Ông nói: “Nếu bạn cần một chiếc máy bay có thể chở 10 binh sĩ, người hoặc dê mà có thể cất cánh từ bất cứ nơi nào và bất cứ địa hình nào, đó chỉ có thể là một chiếc An-2 hoặc 1 chiếc trực thăng”.Ở một số nước khác, An-2 được chuyển sang hoạt động quân sự trong các nhiệm vụ như vận tải, thả hàng tiếp tế hoặc có khi chở biệt kích. Chẳng hạn tháng 1/1968, Trung đoàn Không quân 919 của Việt Nam đã dùng máy bay An-2 tập kích căn cứ Pa Thí, nơi có trạm radar dẫn đường cho các máy bay Mỹ. Trong ảnh là hình minh họa trận đánh Pa Thí.Hay như ở Triều Tiên, chiếc An-2 vẫn còn được dùng trong hoạt động quân sự. Đầu tháng 4 vừa qua, theo BBC, truyền thông Triều Tiên đã đưa hình ảnh một máy bay An-2 vẫn đang phục vụ quân đội.Người ta nhận định rằng chiếc An-2 vẫn còn được Triều Tiên sử dụng vì nó có đặc tính bay thấp đến nỗi radar không phát hiện được cho nên có thể dùng nó để thả các đội biệt kích qua biên giới. Trong hình là một chiếc An-2 của Việt Nam.Một ưu điểm khác của An-2 là có tốc độ bay rất chậm. Nó có thể bay ở tốc độ 40 km/h mà vẫn an toàn nhờ lực nâng rất lớn do 2 tầng cánh mang lại. Với tốc độ đó, việc thả hàng hay thả dù sẽ dễ thực hiện và chính xác hơn.An-2 cũng có một ưu điểm độc nhất vô nhị. Đó là nó có thể bay lùi hoặc treo lơ lửng như trực thăng. Để thực hiện việc này, phi công sẽ tìm cách đưa máy bay đón một cơn gió có sức gió từ 8 đến 10m/s. Khi đó tùy vào vận tốc bay của máy bay và vận tốc gió mà máy bay có thể sẽ lơ lửng hoặc lùi từ từ về phía sau.Sau tất cả, việc hỏng động cơ là nguyên nhân của phần lớn tai nạn hàng không nhưng với An-2 thì nó lại không đáng ngại. Bởi vì kết cấu vỏ chiếc An-2 hầu hết bằng thép, thêm nữa nó có hai tầng cánh với lực nâng lớn nên nếu chẳng may có hỏng động cơ chiếc máy bay sẽ không rơi tự do xuống đất để gây ra một tai nạn khủng khiếp.Bởi những ưu điểm như vậy cho nên chiếc An-2 dù cổ lỗ sĩ với hơn 70 năm tuổi vẫn còn đang phục vụ thậm chí sản xuất mới ở một số nước. Người ta cũng dự kiến chiếc máy bay này sẽ còn tiếp tục phục vụ con người một thời gian nữa. Lưu ý rằng, các máy bay vận tải An-2 hiện vẫn hoạt động tích cực trong biên chế Lữ đoàn không quân 918, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân.
Theo Wikipedia, máy bay vận tải An-2 được thiết kế bởi Oleg Antonov vào thời điểm sau Chiến Tranh Thế giới thứ 2 với mục đích phục vụ lâm nghiệp ở Liên Xô. Nó bay thử lần đầu tiên vào năm 1947 và được sản xuất vào năm 1948.
Với thiết kế một động cơ hai tầng cánh, máy bay An-2 đã lỗi thời ngay từ trên bản thiết kế bởi vì vào cuối thập niên 1940, công nghệ hàng không đã chuyển sang động cơ phản lực. Mặc dù thế, chiếc An-2 hóa ra lại là một chiếc máy bay rất phổ biến trên thế giới.
Theo BBC, tính đến năm 1991, đã có 19.000 chiếc được sản xuất ở Liên Xô và sau đó là Ba Lan. Ngoài ra còn có hàng ngàn chiếc khác được sản xuất ở Trung Quốc theo giấy phép của Liên Xô với tên gọi Shijiazhuang Y-5. Trong ảnh là một chiếc Shijiazhuang Y-5.
An-2 được thiết kế để phục vụ lâm nghiệp với hai nhiệm vụ chính là phun các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ... và vận tải. Do vậy, nó được thiết kế để có thể cất cánh ở những đường băng bằng đất ở bìa rừng hay những nơi hoang vu thưa dân của Nga.
Với cùng một mục đích và điều kiện sử dụng như vậy, chỉ có chiếc máy bay hai tầng cánh như An-2 hoặc trực thăng có thể thực hiện được. Nhưng An-2 có ưu điểm là máy móc đơn giản nên dễ duy trì hoạt động hơn so với trực thăng.
Bernie Leighton, một chuyên gia hàng không đã lái An-2 tại Belarus nói rằng lý do An-2 đến nay vẫn còn được sử dụng bởi vì không có chiếc máy bay nào được như nó. Ông nói: “Nếu bạn cần một chiếc máy bay có thể chở 10 binh sĩ, người hoặc dê mà có thể cất cánh từ bất cứ nơi nào và bất cứ địa hình nào, đó chỉ có thể là một chiếc An-2 hoặc 1 chiếc trực thăng”.
Ở một số nước khác, An-2 được chuyển sang hoạt động quân sự trong các nhiệm vụ như vận tải, thả hàng tiếp tế hoặc có khi chở biệt kích. Chẳng hạn tháng 1/1968, Trung đoàn Không quân 919 của Việt Nam đã dùng máy bay An-2 tập kích căn cứ Pa Thí, nơi có trạm radar dẫn đường cho các máy bay Mỹ. Trong ảnh là hình minh họa trận đánh Pa Thí.
Hay như ở Triều Tiên, chiếc An-2 vẫn còn được dùng trong hoạt động quân sự. Đầu tháng 4 vừa qua, theo BBC, truyền thông Triều Tiên đã đưa hình ảnh một máy bay An-2 vẫn đang phục vụ quân đội.
Người ta nhận định rằng chiếc An-2 vẫn còn được Triều Tiên sử dụng vì nó có đặc tính bay thấp đến nỗi radar không phát hiện được cho nên có thể dùng nó để thả các đội biệt kích qua biên giới. Trong hình là một chiếc An-2 của Việt Nam.
Một ưu điểm khác của An-2 là có tốc độ bay rất chậm. Nó có thể bay ở tốc độ 40 km/h mà vẫn an toàn nhờ lực nâng rất lớn do 2 tầng cánh mang lại. Với tốc độ đó, việc thả hàng hay thả dù sẽ dễ thực hiện và chính xác hơn.
An-2 cũng có một ưu điểm độc nhất vô nhị. Đó là nó có thể bay lùi hoặc treo lơ lửng như trực thăng. Để thực hiện việc này, phi công sẽ tìm cách đưa máy bay đón một cơn gió có sức gió từ 8 đến 10m/s. Khi đó tùy vào vận tốc bay của máy bay và vận tốc gió mà máy bay có thể sẽ lơ lửng hoặc lùi từ từ về phía sau.
Sau tất cả, việc hỏng động cơ là nguyên nhân của phần lớn tai nạn hàng không nhưng với An-2 thì nó lại không đáng ngại. Bởi vì kết cấu vỏ chiếc An-2 hầu hết bằng thép, thêm nữa nó có hai tầng cánh với lực nâng lớn nên nếu chẳng may có hỏng động cơ chiếc máy bay sẽ không rơi tự do xuống đất để gây ra một tai nạn khủng khiếp.
Bởi những ưu điểm như vậy cho nên chiếc An-2 dù cổ lỗ sĩ với hơn 70 năm tuổi vẫn còn đang phục vụ thậm chí sản xuất mới ở một số nước. Người ta cũng dự kiến chiếc máy bay này sẽ còn tiếp tục phục vụ con người một thời gian nữa. Lưu ý rằng, các máy bay vận tải An-2 hiện vẫn hoạt động tích cực trong biên chế Lữ đoàn không quân 918, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân.