Vũ khí tàng hình: công nghệ tàng hình luôn là mục tiêu hướng tới của bất kỳ cường quốc quân sự nào, tuy công nghệ tàng hình không phải là ý tưởng mới trong lĩnh vực quân sự nhưng chỉ có một số ít quốc gia có đủ khả năng để triển khai loại công nghệ này trên các thiết bị quân sự của mình.Các thiết bị quân sự hàng không là những thiết bị đầu tiên sử dụng công nghệ tàng hình, và đi đầu trong lĩnh vực này Quân đội Mỹ khi nước này sở hữu trong tay hàng loạt mẫu máy bay chiến đấu và ném bom sử dụng công nghệ tàng hình. Ngày nay công nghệ trên không chỉ xuất hiện trên các máy bay chiến đấu mà xuất hiện với các thiết bị quân sự mặt đất như xe tăng, xe bọc thép hay trên biển với các mẫu tàu chiến tàng hình có thể dễ dàng biến mắt khỏi màn hình radar đối phương.Tuy nhiên, các loại vũ khí tàng hình hiện nay chỉ có thể đối phó với hệ thống radar của đối phương nhưng vẫn có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Để khắc phục điều này các nhà kỹ thuật quân sự vẫn tiếp tục phát triển các vật liệu tàng hình sử dụng công nghệ mới và nó thể gần như vô hình với mắt thường. Ngoài ra công nghệ này không chỉ có thể sử dụng đối với các trang thiết bị quân sự mà còn đối với binh sĩ trên chiến trường.Pháo điện Từ: được xem là một loại vũ khí chỉ xuất hiện trong các bộ phim viễn tưởng của Hollywood, nhưng với Quân đội Mỹ nó lại là một ý tưởng táo bạo. Chính vì vậy mà Quân đội Mỹ đã chi hàng tỷ USD để chế tạo ra mẫu vũ khí của tương lai này, với khả năng bắn đi những viên đạn nặng chừng 10kg ở khoảng cách 160km và bay với tốc độ gấp 7 lần tốc độ âm thanh.Tuy có khả năng hỏa lực mạnh mẽ và được áp dụng nhiều loại công nghệ tiên tiến nhất nhưng theo các quan chức của Quân đội Mỹ cho biết, phí vận hành những khẩu pháo điện từ này khá thấp chỉ với 25.000 USD cho mỗi lần bắn, nhưng lại mang sức mạnh tương đương với nhiều loại tên lửa trị giá từ hàng chục ngàn USD đến hàng triệu USD.Với pháo điện từ, Quân đội Mỹ có thể dễ dàng thay đổi cục diện chiến trường, khi chỉ với một tàu chiến có thể chở theo hàng trăm viên đạn pháo điện từ thay vì vài chục quả tên lửa hành trình như trước đây. Tuy đã đạt được thành công ban đầu nhưng Quân đội Mỹ vẫn không hài lòng với những gì mà pháo điện từ hiện tại có thể làm được, và hứa hẹn loại vũ khí này còn có thể sẽ thay đổi để có thể hoàn thiện hơn trong tương lai.Vũ khí không gian: đây là mẫu vũ khí công nghệ cao đã được quân đội nhiều nước trên thế giới tiến hành phát triển từ lâu, tuy nhiên vai trò của chúng trong lĩnh vực quân sự ngày càng quan trọng rõ nét hơn trước. Với những giới hạn về mặt địa lý của các loại vũ khí được triển khai dưới mặt đất, thì việc triển khai một loại vũ khí bên ngoài vũ trụ và có thể tấn công tới bất kỳ đâu trên thế giới luôn là mục tiêu hướng của nhiều cường quốc quân sự.Đi đầu trong việc phát triển các mẫu vũ khí không gian vẫn là Mỹ và Nga, khi cả hai quốc gia này đều sỡ hữu nền tảng khoa học công nghệ vũ trụ tiên tiến. Việc Quân đội Mỹ liên tục đưa vào thử nghiệm các mẫu tên lửa bay với tốc độ siêu thanh được triển khai ngoài không gian trong chương trình phát triển vũ khí DARPA Falcon, hay các tàu vũ trụ không người lái X-37 có thể hoạt động thời gian dài trên vũ trụ đã thể hiện vai trò của loại vũ khí này trong chiến tranh hiện đại.Bên cạnh các mẫu vũ khí được triển khai bên ngoài không gian, các kỹ sư quân sự còn chế tạo các mẫu vũ khí không gian có thể được triển khai trên mặt đất, như các loại tên lửa chống vệ tinh, các loại bom tạo ra xung điện tử cực mạnh có thể phá hủy các thiết bị thông tin liên lạc trên không làm tê liệt hoàn toàn hệ thống thông tin của đối phương hay sử dụng hệ thống đánh chặn tên lửa bằng laser. Tuy các tham vọng về vũ khí không gian ở mỗi nước đều rất lớn nhưng do giới hạn về mặt công nghệ và kinh phí nên các nền tảng vũ khí trên thường không đa dạng hoặc đa số là các mẫu thử nghiệm.Tên lửa hành trình siêu thanh: tên lửa hành trình từ lâu đã là một vũ khí chiến lược của quân đội nhiều nước, và nó có thể làm thay đổi cục diện chiến tranh hiện đại. Với khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa hàng ngàn km nhưng chi phí lại không quá đắt đỏ như các loại tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên tên lửa hành trình trước đây luôn có nhược điểm là tốc độ bay chậm và dễ dàng bị bắn hạ bởi lực lượng phòng không đối phương.Nhận thức được điều đó, các công ty quốc phòng trên thế giới đã bắt đầu hợp tác với nhau để có thể tạo ra các mẫu tên lửa hành trình có thể di chuyển với tốc độ siêu thanh và không thể bị bắn hạ, Đi đầu trong số đó có thể kể tới tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos được phát triển bởi Nga và Ấn Độ hay P-800 của Nga. Bên cạnh đó, Quân đội Mỹ cũng không muốn đứng ngoài cuộc chơi, khi cũng bắt đầu đưa vào thử nghiệm các mẫu tên lửa hành trình siêu thanh như X-51 hay HTV-2 trong dự án Falcon.Tham vọng về sở hữu một loại vũ khí có thể tấn công hầu như ngay lập tức bất cứ đâu trên thế giới luôn là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia, không chỉ riêng Mỹ mà còn của nhiều nước cường quốc quân sự mới nổi khác như Trung Quốc. Khi Quân đội Trung Quốc cũng đang thử nghiệm một mẫu tên lửa siêu thanh mang tên Wu-14.Phương tiện bay không người lái (UAV): có thể xem UAV là thành tựu quân sự lớn nhất trong suốt 10 năm qua của Quân đội Mỹ và nhiều quốc gia khác. Nó làm thay đổi hoàn toàn cách thức thực hiện mọi cuộc chiến trên thế giới và có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện trên chiến trường. Ngày nay, phương tiện bay không người lái hay máy bay không người lái đã là một phần không thể thiếu của quân đội nhiều nước và đóng nhiều vai trò khác nhau.Mặt khác điểm yếu của các phương tiện bay này là chúng phụ thuộc khá nhiều vào khả năng điều khiển của con người tại các trung tâm điều hành mặt đất nhưng nó vừa là thế mạnh khi giúp làm giảm thiểu thấp khả năng thương vong hay thiệt hại trên chiến trường khi sử dụng các loại máy bay truyền thống. Các phương tiện bay không người lái ngày nay có thể làm được hầu hết mọi loại nhiệm vụ tác chiến trên không từ trinh sát, hổ trợ hỏa lực, ném bom và thậm chí là vận chuyển hàng hóa.Công nghệ phát triển các phương tiện bay không người lái ngày càng được phát triển và chú trọng hơn trước, khi nhu cầu sử dụng loại vũ khí này càng gia tăng. Các thiết kế quân sự còn muốn các phương tiện bay không người sở hữu cả trí thông minh nhân tạo, có thể tự vận hành mà không cần có sự can thiệp của con người. Điều này sẽ cho phép chúng hoạt động một cách độc lập hơn trong tác chiến cũng như mở ra một kỷ nguyên chiến tranh hoàn toàn mới nơi yếu tố con người không còn đóng vai trò chủ đạo.
Vũ khí tàng hình: công nghệ tàng hình luôn là mục tiêu hướng tới của bất kỳ cường quốc quân sự nào, tuy công nghệ tàng hình không phải là ý tưởng mới trong lĩnh vực quân sự nhưng chỉ có một số ít quốc gia có đủ khả năng để triển khai loại công nghệ này trên các thiết bị quân sự của mình.
Các thiết bị quân sự hàng không là những thiết bị đầu tiên sử dụng công nghệ tàng hình, và đi đầu trong lĩnh vực này Quân đội Mỹ khi nước này sở hữu trong tay hàng loạt mẫu máy bay chiến đấu và ném bom sử dụng công nghệ tàng hình. Ngày nay công nghệ trên không chỉ xuất hiện trên các máy bay chiến đấu mà xuất hiện với các thiết bị quân sự mặt đất như xe tăng, xe bọc thép hay trên biển với các mẫu tàu chiến tàng hình có thể dễ dàng biến mắt khỏi màn hình radar đối phương.
Tuy nhiên, các loại vũ khí tàng hình hiện nay chỉ có thể đối phó với hệ thống radar của đối phương nhưng vẫn có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Để khắc phục điều này các nhà kỹ thuật quân sự vẫn tiếp tục phát triển các vật liệu tàng hình sử dụng công nghệ mới và nó thể gần như vô hình với mắt thường. Ngoài ra công nghệ này không chỉ có thể sử dụng đối với các trang thiết bị quân sự mà còn đối với binh sĩ trên chiến trường.
Pháo điện Từ: được xem là một loại vũ khí chỉ xuất hiện trong các bộ phim viễn tưởng của Hollywood, nhưng với Quân đội Mỹ nó lại là một ý tưởng táo bạo. Chính vì vậy mà Quân đội Mỹ đã chi hàng tỷ USD để chế tạo ra mẫu vũ khí của tương lai này, với khả năng bắn đi những viên đạn nặng chừng 10kg ở khoảng cách 160km và bay với tốc độ gấp 7 lần tốc độ âm thanh.
Tuy có khả năng hỏa lực mạnh mẽ và được áp dụng nhiều loại công nghệ tiên tiến nhất nhưng theo các quan chức của Quân đội Mỹ cho biết, phí vận hành những khẩu pháo điện từ này khá thấp chỉ với 25.000 USD cho mỗi lần bắn, nhưng lại mang sức mạnh tương đương với nhiều loại tên lửa trị giá từ hàng chục ngàn USD đến hàng triệu USD.
Với pháo điện từ, Quân đội Mỹ có thể dễ dàng thay đổi cục diện chiến trường, khi chỉ với một tàu chiến có thể chở theo hàng trăm viên đạn pháo điện từ thay vì vài chục quả tên lửa hành trình như trước đây. Tuy đã đạt được thành công ban đầu nhưng Quân đội Mỹ vẫn không hài lòng với những gì mà pháo điện từ hiện tại có thể làm được, và hứa hẹn loại vũ khí này còn có thể sẽ thay đổi để có thể hoàn thiện hơn trong tương lai.
Vũ khí không gian: đây là mẫu vũ khí công nghệ cao đã được quân đội nhiều nước trên thế giới tiến hành phát triển từ lâu, tuy nhiên vai trò của chúng trong lĩnh vực quân sự ngày càng quan trọng rõ nét hơn trước. Với những giới hạn về mặt địa lý của các loại vũ khí được triển khai dưới mặt đất, thì việc triển khai một loại vũ khí bên ngoài vũ trụ và có thể tấn công tới bất kỳ đâu trên thế giới luôn là mục tiêu hướng của nhiều cường quốc quân sự.
Đi đầu trong việc phát triển các mẫu vũ khí không gian vẫn là Mỹ và Nga, khi cả hai quốc gia này đều sỡ hữu nền tảng khoa học công nghệ vũ trụ tiên tiến. Việc Quân đội Mỹ liên tục đưa vào thử nghiệm các mẫu tên lửa bay với tốc độ siêu thanh được triển khai ngoài không gian trong chương trình phát triển vũ khí DARPA Falcon, hay các tàu vũ trụ không người lái X-37 có thể hoạt động thời gian dài trên vũ trụ đã thể hiện vai trò của loại vũ khí này trong chiến tranh hiện đại.
Bên cạnh các mẫu vũ khí được triển khai bên ngoài không gian, các kỹ sư quân sự còn chế tạo các mẫu vũ khí không gian có thể được triển khai trên mặt đất, như các loại tên lửa chống vệ tinh, các loại bom tạo ra xung điện tử cực mạnh có thể phá hủy các thiết bị thông tin liên lạc trên không làm tê liệt hoàn toàn hệ thống thông tin của đối phương hay sử dụng hệ thống đánh chặn tên lửa bằng laser. Tuy các tham vọng về vũ khí không gian ở mỗi nước đều rất lớn nhưng do giới hạn về mặt công nghệ và kinh phí nên các nền tảng vũ khí trên thường không đa dạng hoặc đa số là các mẫu thử nghiệm.
Tên lửa hành trình siêu thanh: tên lửa hành trình từ lâu đã là một vũ khí chiến lược của quân đội nhiều nước, và nó có thể làm thay đổi cục diện chiến tranh hiện đại. Với khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa hàng ngàn km nhưng chi phí lại không quá đắt đỏ như các loại tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên tên lửa hành trình trước đây luôn có nhược điểm là tốc độ bay chậm và dễ dàng bị bắn hạ bởi lực lượng phòng không đối phương.
Nhận thức được điều đó, các công ty quốc phòng trên thế giới đã bắt đầu hợp tác với nhau để có thể tạo ra các mẫu tên lửa hành trình có thể di chuyển với tốc độ siêu thanh và không thể bị bắn hạ, Đi đầu trong số đó có thể kể tới tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos được phát triển bởi Nga và Ấn Độ hay P-800 của Nga. Bên cạnh đó, Quân đội Mỹ cũng không muốn đứng ngoài cuộc chơi, khi cũng bắt đầu đưa vào thử nghiệm các mẫu tên lửa hành trình siêu thanh như X-51 hay HTV-2 trong dự án Falcon.
Tham vọng về sở hữu một loại vũ khí có thể tấn công hầu như ngay lập tức bất cứ đâu trên thế giới luôn là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia, không chỉ riêng Mỹ mà còn của nhiều nước cường quốc quân sự mới nổi khác như Trung Quốc. Khi Quân đội Trung Quốc cũng đang thử nghiệm một mẫu tên lửa siêu thanh mang tên Wu-14.
Phương tiện bay không người lái (UAV): có thể xem UAV là thành tựu quân sự lớn nhất trong suốt 10 năm qua của Quân đội Mỹ và nhiều quốc gia khác. Nó làm thay đổi hoàn toàn cách thức thực hiện mọi cuộc chiến trên thế giới và có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện trên chiến trường. Ngày nay, phương tiện bay không người lái hay máy bay không người lái đã là một phần không thể thiếu của quân đội nhiều nước và đóng nhiều vai trò khác nhau.
Mặt khác điểm yếu của các phương tiện bay này là chúng phụ thuộc khá nhiều vào khả năng điều khiển của con người tại các trung tâm điều hành mặt đất nhưng nó vừa là thế mạnh khi giúp làm giảm thiểu thấp khả năng thương vong hay thiệt hại trên chiến trường khi sử dụng các loại máy bay truyền thống. Các phương tiện bay không người lái ngày nay có thể làm được hầu hết mọi loại nhiệm vụ tác chiến trên không từ trinh sát, hổ trợ hỏa lực, ném bom và thậm chí là vận chuyển hàng hóa.
Công nghệ phát triển các phương tiện bay không người lái ngày càng được phát triển và chú trọng hơn trước, khi nhu cầu sử dụng loại vũ khí này càng gia tăng. Các thiết kế quân sự còn muốn các phương tiện bay không người sở hữu cả trí thông minh nhân tạo, có thể tự vận hành mà không cần có sự can thiệp của con người. Điều này sẽ cho phép chúng hoạt động một cách độc lập hơn trong tác chiến cũng như mở ra một kỷ nguyên chiến tranh hoàn toàn mới nơi yếu tố con người không còn đóng vai trò chủ đạo.