Trung Quốc: đây là quốc gia có tiềm lực quân sự đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ và là nước sở hữu lực lượng vũ trang mạnh nhất của khu vực Châu Á với quân số lên tới 2.285.000 binh sĩ của cả ba quân chủng Hải, Lục và Không quân.Tuy được đánh giá là có quân số đông đảo và trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại nhưng Quân đội Trung Quốc từ lâu luôn bị xem là "con hổ giấy" ở khu vực Châu Á. Nhận thức rõ điều này, Quân đội Trung Quốc đã không ngừng tăng cường khả năng quân sự của mình trên tất cả mọi mặt trận. Điều đó thể hiện rõ qua chính sách bành trướng của nước này trong những năm gần đây đối với các quốc gia láng giềng.Mặc dù sản xuất được phần lớn các trang thiết bị quân sự của mình, nhưng các mẫu vũ khí của Trung Quốc bị phương Tây nhận xét là có chất lượng kém bù lại chúng lại được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn. Và với chiến thuật “Biển người” mà giới tướng lĩnh Trung Quốc sử dụng từ lâu, vẫn luôn phát huy tác dụng trong mọi thời điểm.Nga: do tính chất địa lý đặc biệt (diện tích trải dài từ Âu sang Á), nên Quân đội Nga cũng có thể xem là lực lượng quân sự ở châu Á. Bên cạnh đó, Nga lại có các hoạt động quân sự khá lâu đời tại châu Á như: Chiến tranh Nga-Nhật 1904-1905, Chiến tranh Thế giới thứ 2 và Chiến tranh Biên giới với Trung Quốc vào những năm 1960.Tuy Quân đội Nga không sở hữu số lượng binh sĩ đông đảo như Trung Quốc, chỉ khoảng 766.000 người và được trang bị 3.000 xe tăng chiến đấu chủ lực. Nhưng Nga lại được kế thừa sức mạnh lớn quân sự hùng mạnh của Quân đội Liên Xô trước đây. Bên cạnh đó Nga lại là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất cho Trung Quốc.Xét về khía cạnh tiềm lực quốc phòng, Nga hoàn toàn vượt trội so với mọi quốc gia châu Á khác kể cả Trung Quốc, nhưng với quân số ít hơn Moscow vẫn phải xếp sau Quân đội Trung Quốc. Giữa Nga và các quốc gia láng giềng tuy vẫn còn tồn tại một số mâu thuẫn nhưng vẫn thể cùng nhau sống trong hòa bình.Ấn Độ: Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ cũng nổi lên trở thành một cường quốc về quân sự hàng đầu Châu Á, với quân số hơn 1,1 triệu binh sĩ và được trang bị 3.500 xe tăng chiến đấu chủ lực. Quân đội Ấn Độ luôn phải đối đầu với các mối đe dọa trực tiếp từ Trung Quốc và Pakistan, với vô số lần xung đột giữa các bên kéo dài hàng chục năm nay.Nhằm tăng cường khả năng quốc phòng của mình, Ấn Độ đã chi hàng tỷ USD mỗi năm cho việc mua sắm và trang bị vũ khí mới đa số là từ Nga và các nước phương Tây đi đầu là Mỹ. Ngoài việc mua sắm vũ khí từ các quốc gia khác, Ấn Độ còn tự phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của riêng mình và đã đạt những thành tựu nhất định.Quân đội Ấn Độ cũng giống như nhiều quân đội quốc gia châu Á khác, tuy sở hữu một lực lượng vũ trang đông đảo nhưng lại không được đánh giá cao về khả năng tác chiến. Lục quân Ấn Độ không để lại quá nhiều dấu ấn trên chiến trường, nhưng Hải quân và Không quân lại được trang bị tốt hàng đầu châu Á với các loại máy bay chiến đấu tiên tiến cùng lực lượng tàu chiến đông đảo.Hàn Quốc: xét về qui mô quân đội thì Hàn Quốc chỉ có quân số trung bình ở mức 655.000 binh sĩ thường trực và được trang bị khoảng 2.300 xe tăng. Tuy nhiên, Quân đội Hàn Quốc lại có ngành công nghiệp quốc phòng khá phát triển với tỉ lệ nội địa hóa trang bị vũ khí ở mức cao, đa phần các loại xe tăng chiến đấu chủ lực, pháo binh mặt đất cho tới lực lượng tàu chiến của Quân đội Hàn Quốc đều là hàng nội địa. Bên cạnh đó Hàn Quốc còn sở hữu nhiều tổ hợp tên lửa đạn đạo Huynmoo do nước này phát triển.Lý do việc Hàn Quốc sở hữu quân đội ở mức trung bình nhưng vẫn nằm trong top 5 là vì nước này cơ bản vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, kéo dài hơn 60 năm với Triều Tiên từ năm 1950 cho tới nay. Ngoài ra Quân đội Hàn Quốc còn nổi tiếng với tính kỷ luật khắc nghiệt và được rèn luyện để có thể sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống, bên cạnh đó Hàn Quốc vẫn còn sử dụng luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc với mọi thanh niên từ 18-35 tuổi.Xét về mặt tổng thể, Quân đội Hàn Quốc vẫn xứng đáng là một trong 5 quân đội mạnh nhất Châu Á do bối cảnh lịch sử của nước này, cùng với đó là tiềm lực quân sự đáng nể với tỉ lệ hiện đại hóa quân đội luôn ở mức cao. Và Quân đội Hàn Quốc ngày nay sẽ không giống như những năm 1950, khi Quân đội Triều Tiên vượt qua vĩ tuyến 38.Triều Tiên: việc đưa Quân đội Triều Tiên vào danh sách top 5 quốc gia có quân đội mạnh nhất châu Á có lẽ hơi miễn cưỡng, nhưng với quân số lên tới 1 triệu binh sĩ cùng 4.000 xe tăng chiến đấu và hàng trăm bệ phòng tên lửa tầm xa thì điều này hoàn toàn có thể hợp lý. Bên cạnh đó với năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân thì Triều Tiên đã sở hữu trong tay mọi thứ của một cường quốc quân sự thật sự.Mặc dù được trang bị các loại vũ khí lỗi thời nhưng Triều Tiêu vẫn có thể gây tổn thất nặng nề cho Hàn Quốc nếu hai bên xảy ra xung đột. Không những vậy, Quân đội Triều Tiên cũng đủ mạnh để có thể đánh bại bất kỳ ý đồ xâm lược nào từ bên ngoài.Tuy sở hữu lực lượng bộ binh và tên lửa chiến lược khá mạnh nhưng Không quân và Hải quân của Triều Tiên bị đánh giá là lạc hậu và thiếu trang bị. Điều này hoàn toàn trái ngược với Hàn Quốc, khi trong một tình huống chiến tranh giải định Quân đội Hàn Quốc có thể dàng áp đảo Quân đội Triều Tiên trên không và cả trên biển. Xem ra, để có thể nâng cao sức chiến đấu của quân đội, Triều Tiên vẫn còn khá nhiều việc để làm trong bối cảnh tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại.
Trung Quốc: đây là quốc gia có tiềm lực quân sự đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ và là nước sở hữu lực lượng vũ trang mạnh nhất của khu vực Châu Á với quân số lên tới 2.285.000 binh sĩ của cả ba quân chủng Hải, Lục và Không quân.
Tuy được đánh giá là có quân số đông đảo và trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại nhưng Quân đội Trung Quốc từ lâu luôn bị xem là "con hổ giấy" ở khu vực Châu Á. Nhận thức rõ điều này, Quân đội Trung Quốc đã không ngừng tăng cường khả năng quân sự của mình trên tất cả mọi mặt trận. Điều đó thể hiện rõ qua chính sách bành trướng của nước này trong những năm gần đây đối với các quốc gia láng giềng.
Mặc dù sản xuất được phần lớn các trang thiết bị quân sự của mình, nhưng các mẫu vũ khí của Trung Quốc bị phương Tây nhận xét là có chất lượng kém bù lại chúng lại được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn. Và với chiến thuật “Biển người” mà giới tướng lĩnh Trung Quốc sử dụng từ lâu, vẫn luôn phát huy tác dụng trong mọi thời điểm.
Nga: do tính chất địa lý đặc biệt (diện tích trải dài từ Âu sang Á), nên Quân đội Nga cũng có thể xem là lực lượng quân sự ở châu Á. Bên cạnh đó, Nga lại có các hoạt động quân sự khá lâu đời tại châu Á như: Chiến tranh Nga-Nhật 1904-1905, Chiến tranh Thế giới thứ 2 và Chiến tranh Biên giới với Trung Quốc vào những năm 1960.
Tuy Quân đội Nga không sở hữu số lượng binh sĩ đông đảo như Trung Quốc, chỉ khoảng 766.000 người và được trang bị 3.000
xe tăng chiến đấu chủ lực. Nhưng Nga lại được kế thừa sức mạnh lớn quân sự hùng mạnh của Quân đội Liên Xô trước đây. Bên cạnh đó Nga lại là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất cho Trung Quốc.
Xét về khía cạnh tiềm lực quốc phòng, Nga hoàn toàn vượt trội so với mọi quốc gia châu Á khác kể cả Trung Quốc, nhưng với quân số ít hơn Moscow vẫn phải xếp sau Quân đội Trung Quốc. Giữa Nga và các quốc gia láng giềng tuy vẫn còn tồn tại một số mâu thuẫn nhưng vẫn thể cùng nhau sống trong hòa bình.
Ấn Độ: Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ cũng nổi lên trở thành một cường quốc về quân sự hàng đầu Châu Á, với quân số hơn 1,1 triệu binh sĩ và được trang bị 3.500 xe tăng chiến đấu chủ lực. Quân đội Ấn Độ luôn phải đối đầu với các mối đe dọa trực tiếp từ Trung Quốc và Pakistan, với vô số lần xung đột giữa các bên kéo dài hàng chục năm nay.
Nhằm tăng cường khả năng quốc phòng của mình, Ấn Độ đã chi hàng tỷ USD mỗi năm cho việc mua sắm và trang bị vũ khí mới đa số là từ Nga và các nước phương Tây đi đầu là Mỹ. Ngoài việc mua sắm vũ khí từ các quốc gia khác, Ấn Độ còn tự phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của riêng mình và đã đạt những thành tựu nhất định.
Quân đội Ấn Độ cũng giống như nhiều quân đội quốc gia châu Á khác, tuy sở hữu một lực lượng vũ trang đông đảo nhưng lại không được đánh giá cao về khả năng tác chiến. Lục quân Ấn Độ không để lại quá nhiều dấu ấn trên chiến trường, nhưng Hải quân và Không quân lại được trang bị tốt hàng đầu châu Á với các loại máy bay chiến đấu tiên tiến cùng lực lượng tàu chiến đông đảo.
Hàn Quốc: xét về qui mô quân đội thì Hàn Quốc chỉ có quân số trung bình ở mức 655.000 binh sĩ thường trực và được trang bị khoảng 2.300 xe tăng. Tuy nhiên, Quân đội Hàn Quốc lại có ngành công nghiệp quốc phòng khá phát triển với tỉ lệ nội địa hóa trang bị vũ khí ở mức cao, đa phần các loại xe tăng chiến đấu chủ lực, pháo binh mặt đất cho tới lực lượng tàu chiến của Quân đội Hàn Quốc đều là hàng nội địa. Bên cạnh đó Hàn Quốc còn sở hữu nhiều tổ hợp
tên lửa đạn đạo Huynmoo do nước này phát triển.
Lý do việc Hàn Quốc sở hữu quân đội ở mức trung bình nhưng vẫn nằm trong top 5 là vì nước này cơ bản vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, kéo dài hơn 60 năm với Triều Tiên từ năm 1950 cho tới nay. Ngoài ra Quân đội Hàn Quốc còn nổi tiếng với tính kỷ luật khắc nghiệt và được rèn luyện để có thể sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống, bên cạnh đó Hàn Quốc vẫn còn sử dụng luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc với mọi thanh niên từ 18-35 tuổi.
Xét về mặt tổng thể, Quân đội Hàn Quốc vẫn xứng đáng là một trong 5 quân đội mạnh nhất Châu Á do bối cảnh lịch sử của nước này, cùng với đó là tiềm lực quân sự đáng nể với tỉ lệ hiện đại hóa quân đội luôn ở mức cao. Và Quân đội Hàn Quốc ngày nay sẽ không giống như những năm 1950, khi Quân đội Triều Tiên vượt qua vĩ tuyến 38.
Triều Tiên: việc đưa Quân đội Triều Tiên vào danh sách top 5 quốc gia có quân đội mạnh nhất châu Á có lẽ hơi miễn cưỡng, nhưng với quân số lên tới 1 triệu binh sĩ cùng 4.000 xe tăng chiến đấu và hàng trăm bệ phòng tên lửa tầm xa thì điều này hoàn toàn có thể hợp lý. Bên cạnh đó với năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân thì Triều Tiên đã sở hữu trong tay mọi thứ của một cường quốc quân sự thật sự.
Mặc dù được trang bị các loại vũ khí lỗi thời nhưng Triều Tiêu vẫn có thể gây tổn thất nặng nề cho Hàn Quốc nếu hai bên xảy ra xung đột. Không những vậy, Quân đội Triều Tiên cũng đủ mạnh để có thể đánh bại bất kỳ ý đồ xâm lược nào từ bên ngoài.
Tuy sở hữu lực lượng bộ binh và tên lửa chiến lược khá mạnh nhưng Không quân và Hải quân của Triều Tiên bị đánh giá là lạc hậu và thiếu trang bị. Điều này hoàn toàn trái ngược với Hàn Quốc, khi trong một tình huống chiến tranh giải định Quân đội Hàn Quốc có thể dàng áp đảo Quân đội Triều Tiên trên không và cả trên biển. Xem ra, để có thể nâng cao sức chiến đấu của quân đội, Triều Tiên vẫn còn khá nhiều việc để làm trong bối cảnh tác chiến trong môi trường chiến tranh hiện đại.