Minh 361 (Trung Quốc)
Minh 361 là một trong những tàu ngầm diesel-điện lớp Minh của Hải quân Trung Quốc, tất cả 70 thủy thủ trên tàu đã thiệt mạng vì thiếu dưỡng khí trong vụ tai nạn hồi tháng 4/2003.
|
Tàu ngầm lớp Minh, trong cùng là chiếc Minh 361 xấu số.
|
Tại thời điểm xảy ra vụ việc, chiếc tàu ngầm này đang thực hiện các bài diễn tập tại biển Hoàng Hải nằm giữa Hàn Quốc và tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc. Trục trặc trong động cơ diesel đã lấy hết khí ôxy trong tàu ngầm gây ra tình trạng ngạt thở cho kíp tàu.
Tàu ngầm Minh 361 vẫn nổi trong 10 ngày vì nó đang thực hiện nhiệm vụ “không liên lạc”. Sau đó nó được ngư dân phát hiện vào ngày 25/4/2003 và được kéo về căn cứ tàu ngầm ở Thanh Đảo.
K-8 – Project 627A (Liên Xô)
Tàu ngầm hạt nhân K-8, thuộc Project 627A (NATO định danh là lớp Tháng Mười Một) của Hạm đội Phương Bắc Hải quân Liên Xô, chìm tại vịnh Biscaya vào ngày 8/4/1970, gây ra cái chết cho 52 thủy thủ.
Chiếc tàu ngầm này đã xảy ra hai vụ hỏa hoạn ở khoang thứ 3 và thứ 7 khi đang tham gia diễn tập “Đại dương-70”. Thủy thủ đoàn đã không thể dập tắt được ngọn lửa sau khi hệ thống phản ứng khẩn cấp của lò phản ứng hạt nhân được kích hoạt và cả hai lò đã bị ngừng hoạt động, khiến cho chiếc tàu ngầm không còn năng lượng.
|
Tàu ngầm K-8 – Project 627A.
|
Phòng chỉ huy và các khoang lân cận bị tràn ngập bởi khói từ vụ cháy, một số thủy thủ đã kịp thoát ra khỏi con tàu trước khi nó chìm xuống độ sâu 4680m, trong khi 52 thủy thủ còn lại bao gồm cả thuyền trưởng đã hy sinh vì ngộ độc khí CO2 và nước biển tràn vào trong quá trình giải cứu và kiểm soát thiệt hại.
K-278 Komsomolets (Liên Xô)
Tàu ngầm hạt nhân tấn công K-278 Komsomolets, chiếc tàu duy nhất thuộc Project 685 (mật danh của NATO đặt là lớp Mike) của Hải quân Liên Xô chìm tại biển Na Uy vào ngày 7/4/1989, kết cục là có 42 trong số 69 thủy thủ đã hy sinh theo con tàu ngầm này.
Tàu ngầm K-278 đã xảy ra hỏa hoạn khi đang hoạt động tại vùng biển cách đất liền Na Uy khoảng 300km. Lửa khởi phát từ khoang thứ 7 và lan sang các khu vực khác khiến cho lò phản ứng hạt nhân bị tắt dẫn đến việc tàu ngầm bị mất toàn bộ hệ thống động lực.
|
Tàu ngầm Komsomolets.
|
Khi tai nạn xảy ra, thủy thủ đoàn đã thông báo tình trạng khẩn cấp và cố gắng thoát ra khỏi “cỗ quan tài thép” khi nó đang chìm, những người khác thì cố thoát bằng cách sử dụng khoang thoát hiểm khẩn cấp, nhưng chỉ một trong số họ là thoát được, 39 thủy thủ đã chìm theo con tàu. Tàu đánh cá Aleksey Khlobystov đã cứu được 30 thủy thủ, nhưng 3 người sau đó đã chết vì ngộ độc khói.
USS S-4 (Mỹ)
Tàu ngầm USS S-4, một trong những tàu ngầm lớp S của Hải quân Mỹ, chìm sau khi va chạm với một tàu của lực lượng tuần duyên Mỹ vào ngày 17/12/1927, cướp đi sinh mạng của 38 thủy thủ.
Vụ va chạm xảy ra khi USS S-4 đang thực hiện các cuộc thử nghiệm dưới nước ở Provincetown, Massachusetts. Kết quả là một lỗ to trên thân tàu được tạo ra và nước biển nhanh chóng tràn vào, con tàu ngầm do đó chìm xuống đáy biển ở độ sâu 34m.
|
Tàu ngầm S-4 được kéo về cảng.
|
Phần lớn thủy thủ ở phía sau thiệt mạng sau ít phút ngắn ngủi, có 6 người trong khoang ngư lôi sống sót được hơn một ngày, nhưng rồi họ cũng mất mạng khi các nỗ lực cứu hộ bị cản trở bởi một cơn bão.
K-152 Nerpa (Nga)
Tàu ngầm K-152 Nerpa của Nga gặp tai nạn khi nó đang tiến hành các bài kiểm tra chức năng tại Thái Bình Dương khiến cho 20 thủy thủ thiệt mạng trong số 208 người trên tàu. Tàu ngầm K-152 là tàu ngầm hạt nhân tấn công thuộc lớp Akula.
|
Tàu ngầm K-152 Nerpa
|
Vụ tai nạn xảy ra khi hệ thống dập lửa kích hoạt đẩy khí Freon vào trong tàu, các thủy thủ đã bị ngạt và họ không thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ thở. Các thủy thủ còn lại đã không biết về vụ việc xảy ra cho đến khi còi báo động vang lên vì một lượng lớn khí Freon đã bị xả vào trong tàu ngầm.
6 thủy thủ và 6 công nhân dân sự thiệt mạng trong khi 21 người khác bị thương, các nạn nhân sau đó đã được chuyển tới bệnh viện quân sự ở Vladivostok. Tàu ngầm K-152 đã được cho ẤN Độ thuê với thời gian 10 năm và đang hoạt động trong Hải quân Ấn Độ với tên gọi INS Chakra.