MiG-21 là dòng tiêm kích huyền thoại nhất thế kỷ 20, giữ 3 kỷ lục gồm: máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không; máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau Chiến tranh Thế giới II và máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất. Thế hệ MiG-21 đầu tiên sản xuất trong giai đoạn 1957-1961 (mã NATO: Fishbed-C): gồm có MiG-21F, MiG-21P-13, MiG-21F-13, MiG-21FR (phiên bản do Tiệp Khắc sản xuất)… Đặc điểm của thế hệ MiG-21 đầu tiên là mũi thuôn nhỏ, không có radar, sống lưng "ốm", đuôi đứng nhỏ, không có chỗ chứa dù giảm tốc phía sau. Máy bay được trang bị 2 pháo NR-30 30mm gắn bên trong thân và chỉ có 2 mấu cứng ở trên cánh cho tên lửa và rocket.Cận cảnh pháo NR-30 30mm trên thế hệ MiG-21 đầu tiên.
Thế hệ MiG-21 thứ hai sản xuất trong giai đoạn 1961-1966 (mã NATO: Fishbed-D): gồm có MiG-21PF, MiG-21PFL, MiG-21PFM, MiG-21SPS, MiG-21R, MiG-21RF, MiG-21S, MiG-21N, MiG-21PD…
Điểm khác biệt của thế hệ MiG-21 thứ hai với thế hệ thứ nhất là mũi và sống lưng to hơn, đuôi đứng được thiết kế lại, gắn thêm bộ phận chứa dù phía sau ngay trên động cơ (Mig-21 PFS/PFM). Cửa buồng lái gồm 2 loại khác nhau, mở về trước (MiG-21PF, MiG-21FL, MiG-21PFS) và mở qua bên (MiG-21PFM).
Trong ảnh, Mig-21PFM với bộ phận chứa dù giảm tốc phía sau.
Thế hệ MiG-21 này vẫn chỉ có 2 mấu cứng trên cánh để gắn tên lửa. Pháo và đạn được gắn bên ngoài ở giữa thân dưới là loại pod GP-9 chứa 1 pháo GSh-2-23 23mm 2 nòng (trong ảnh). Thế hệ MiG-21 thứ ba sản xuất trong giai đoạn 1968-1972 (đinh danh của NATO là Fishbed-H/J): gồm có MiG-21S, MiG-21M, MiG-21I , MiG-21K, MiG-21Sh, MiG-21SM, MiG-21MF, MiG-21DF, MiG-21SMT… Điểm khác biệt giữa thế hệ MiG-21 thứ ba và thế hệ hai là sống lưng “mập” hơn (đặc biệt là Mig-21 SMT), pháo GSh-2-23 23mm 2 nòng và đạn được gắn bên trong thân (trừ Mig-21S).
Pháo GSh-2-23 gắn bên trong thân, ngay sau càng hạ cánh trước.
Thế hệ MiG-21 thứ tư sản xuất trong giai đoạn sau 1972 (mã NATO: Fishbed-L/N): gồm có MiG-21 bis LAZUR, MiG-21 bis SAU, MiG-21 bis (phiên bản do Ấn Độ sản xuất)…
Điểm khác biệt của MiG-21 thế hệ thứ tư so với thế hệ thứ ba là mũi và chóp nón to hơn, sống lưng "ăn" thuôn vào cánh đứng sâu hơn (tới ngay trước bộ phận chứa dù hãm). Riêng MiG-21 bis SAU còn có 1 anten nhỏ ngay bên dưới mũi.
Như vậy, nếu so sánh với các bức ảnh MiG-21 của Không quân nhân dân Việt Nam, chúng ta có thể kết luận loại MiG-21 đang được sử dụng hiện tại là MiG-21 bis SAU thế hệ thứ tư (thế hệ sau cùng).
Mặc dù là thế hệ cuối cùng của dòng tiêm kích huyền thoại nhưng MiG-21 của Việt Nam cũng đã trải qua nhiều lần tăng hạn sử dụng đến mức không thể cố thêm được nữa. Việc các “cụ già” MiG-21 phải lui vào hậu trường, nhường vị trí lại cho những thế hệ tiêm kích trẻ hơn là điều không thể đảo ngược. Trong ảnh là một chiếc MiG-21 đã được loại biên chế, chuẩn bị chuyển cho Thái Lan đưa vào bảo tàng trưng bày.
MiG-21 là dòng tiêm kích huyền thoại nhất thế kỷ 20, giữ 3 kỷ lục gồm: máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử hàng không; máy bay chiến đấu được sản xuất nhiều nhất từ sau Chiến tranh Thế giới II và máy bay chiến đấu có thời gian sử dụng lâu nhất.
Thế hệ MiG-21 đầu tiên sản xuất trong giai đoạn 1957-1961 (mã NATO: Fishbed-C): gồm có MiG-21F, MiG-21P-13, MiG-21F-13, MiG-21FR (phiên bản do Tiệp Khắc sản xuất)…
Đặc điểm của thế hệ MiG-21 đầu tiên là mũi thuôn nhỏ, không có radar, sống lưng "ốm", đuôi đứng nhỏ, không có chỗ chứa dù giảm tốc phía sau. Máy bay được trang bị 2 pháo NR-30 30mm gắn bên trong thân và chỉ có 2 mấu cứng ở trên cánh cho tên lửa và rocket.
Cận cảnh pháo NR-30 30mm trên thế hệ MiG-21 đầu tiên.
Thế hệ MiG-21 thứ hai sản xuất trong giai đoạn 1961-1966 (mã NATO: Fishbed-D): gồm có MiG-21PF, MiG-21PFL, MiG-21PFM, MiG-21SPS, MiG-21R, MiG-21RF, MiG-21S, MiG-21N, MiG-21PD…
Điểm khác biệt của thế hệ MiG-21 thứ hai với thế hệ thứ nhất là mũi và sống lưng to hơn, đuôi đứng được thiết kế lại, gắn thêm bộ phận chứa dù phía sau ngay trên động cơ (Mig-21 PFS/PFM). Cửa buồng lái gồm 2 loại khác nhau, mở về trước (MiG-21PF, MiG-21FL, MiG-21PFS) và mở qua bên (MiG-21PFM).
Trong ảnh, Mig-21PFM với bộ phận chứa dù giảm tốc phía sau.
Thế hệ MiG-21 này vẫn chỉ có 2 mấu cứng trên cánh để gắn tên lửa. Pháo và đạn được gắn bên ngoài ở giữa thân dưới là loại pod GP-9 chứa 1 pháo GSh-2-23 23mm 2 nòng (trong ảnh).
Thế hệ MiG-21 thứ ba sản xuất trong giai đoạn 1968-1972 (đinh danh của NATO là Fishbed-H/J): gồm có MiG-21S, MiG-21M, MiG-21I , MiG-21K, MiG-21Sh, MiG-21SM, MiG-21MF, MiG-21DF, MiG-21SMT…
Điểm khác biệt giữa thế hệ MiG-21 thứ ba và thế hệ hai là sống lưng “mập” hơn (đặc biệt là Mig-21 SMT), pháo GSh-2-23 23mm 2 nòng và đạn được gắn bên trong thân (trừ Mig-21S).
Pháo GSh-2-23 gắn bên trong thân, ngay sau càng hạ cánh trước.
Thế hệ MiG-21 thứ tư sản xuất trong giai đoạn sau 1972 (mã NATO: Fishbed-L/N): gồm có MiG-21 bis LAZUR, MiG-21 bis SAU, MiG-21 bis (phiên bản do Ấn Độ sản xuất)…
Điểm khác biệt của MiG-21 thế hệ thứ tư so với thế hệ thứ ba là mũi và chóp nón to hơn, sống lưng "ăn" thuôn vào cánh đứng sâu hơn (tới ngay trước bộ phận chứa dù hãm). Riêng MiG-21 bis SAU còn có 1 anten nhỏ ngay bên dưới mũi.
Như vậy, nếu so sánh với các bức ảnh MiG-21 của Không quân nhân dân Việt Nam, chúng ta có thể kết luận loại MiG-21 đang được sử dụng hiện tại là MiG-21 bis SAU thế hệ thứ tư (thế hệ sau cùng).
Mặc dù là thế hệ cuối cùng của dòng tiêm kích huyền thoại nhưng MiG-21 của Việt Nam cũng đã trải qua nhiều lần tăng hạn sử dụng đến mức không thể cố thêm được nữa. Việc các “cụ già” MiG-21 phải lui vào hậu trường, nhường vị trí lại cho những thế hệ tiêm kích trẻ hơn là điều không thể đảo ngược. Trong ảnh là một chiếc MiG-21 đã được loại biên chế, chuẩn bị chuyển cho Thái Lan đưa vào bảo tàng trưng bày.