Hiện nay, trong làng tiêm kích đánh chặn nói chung, MiG-31 được xem là loại máy bay mạnh nhất với khả năng đối không tầm siêu xa, tốc độ gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh, bay nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào ngày nay. Kể cả, nếu so khả năng không đối không với tiêm kích đa năng tiên tiến, MiG-31 vẫn nhỉnh hơn.MiG-31 do Cục thiết kế Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 nhằm thay thế cho dòng MiG-25. Hiện nay, Không quân Nga duy trì khoảng 400 chiếc MiG-31 trong biên chế. MiG-31 được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt mọi máy bay địch (máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay cảnh báo sớm đường không…). Trong ảnh là biên đội MiG-31 đang bay hộ tống máy bay ném bom chiến lược Tu-160.Tiêm kích đánh chặn MiG-31 dài 22,69m, cao 6,15m, sải cánh 13,46m, trọng lượng cất cánh tối đa 46.200kg. Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực D30-F6 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,83 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), nếu dùng nhiên liệu phụ trội nó có thể đạt tốc độ tới Mach 3,2 (gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh). Với tốc độ này, MiG-31 nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, MiG-31 có bán kính chiến đấu khá ngắn, khoảng 720km (với tốc độ Mach 2,35), nhưng nếu làm nhiệm vụ tuần tiễu thì tầm bay đạt tới 3.300km. Với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, MiG-31 có thể nới rộng bán kính chiến đấu. Cửa hút không khí cho động cơ phản lực khá lớn, nằm ở hai bên sườn máy bay. MiG-31 thiết kế buồng lái cho phi hành đoàn 2 người gồm: phi công ngồi trước và sĩ quan điều khiển vũ khí ngồi sau. Trong ảnh là buồng lái phi công ngồi trước (ảnh trên) và sĩ quan vũ khí ngồi sau (ảnh dưới). MiG-31 là loại chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động, mang tên Zaslon S-800. Nó có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 200km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 trong số đó. Biến thể nâng cấp Zaslon-M sau này có khả năng phát hiện mục tiêu tới 400km và điều khiển 6 tên lửa tấn công cùng lúc. MiG-31 được thiết kế với 10 giá treo vũ khí (4 dưới bụng, 6 trên cánh) mang được các loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm siêu xa. 4 giá treo ở dưới bụng chỉ dùng để lắp tên lửa không đối không tầm siêu xa Vympel R-37 đạt tầm bắn tới 280km. Tên lửa ngoài khả năng tiêu diệt máy bay ném bom chiến lược, máy bay tiêm kích, cũng có thể diệt “mắt thần trên không” – máy bay chỉ huy cảnh báo sớm đường không của đối phương. Các giá treo trên cánh được dùng để lắp tên lửa không đối không tầm ngắn R-60, R-73 và tên lửa tầm trung R-40. Trong ảnh là tiêm kích MiG-31 treo 2 đạn R-40 (tầm bắn 60km) trên cánh. Không quân Nga đang tiến hành hiện đại hóa các máy bay tiêm kích MiG-31 lên chuẩn MiG-31BM hiện đại hơn với việc nâng cấp hệ thống điện tử, radar, cho phép nó mang được tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77, tên lửa chống radar Kh-31P.
Hiện nay, trong làng tiêm kích đánh chặn nói chung, MiG-31 được xem là loại máy bay mạnh nhất với khả năng đối không tầm siêu xa, tốc độ gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh, bay nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào ngày nay. Kể cả, nếu so khả năng không đối không với tiêm kích đa năng tiên tiến, MiG-31 vẫn nhỉnh hơn.
MiG-31 do Cục thiết kế Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 nhằm thay thế cho dòng MiG-25. Hiện nay, Không quân Nga duy trì khoảng 400 chiếc MiG-31 trong biên chế.
MiG-31 được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt mọi máy bay địch (máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay cảnh báo sớm đường không…). Trong ảnh là biên đội MiG-31 đang bay hộ tống máy bay ném bom chiến lược Tu-160.
Tiêm kích đánh chặn MiG-31 dài 22,69m, cao 6,15m, sải cánh 13,46m, trọng lượng cất cánh tối đa 46.200kg.
Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực D30-F6 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2,83 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), nếu dùng nhiên liệu phụ trội nó có thể đạt tốc độ tới Mach 3,2 (gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh). Với tốc độ này, MiG-31 nhanh hơn bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào trên thế giới hiện nay.
Tuy nhiên, MiG-31 có bán kính chiến đấu khá ngắn, khoảng 720km (với tốc độ Mach 2,35), nhưng nếu làm nhiệm vụ tuần tiễu thì tầm bay đạt tới 3.300km.
Với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, MiG-31 có thể nới rộng bán kính chiến đấu.
Cửa hút không khí cho động cơ phản lực khá lớn, nằm ở hai bên sườn máy bay.
MiG-31 thiết kế buồng lái cho phi hành đoàn 2 người gồm: phi công ngồi trước và sĩ quan điều khiển vũ khí ngồi sau. Trong ảnh là buồng lái phi công ngồi trước (ảnh trên) và sĩ quan vũ khí ngồi sau (ảnh dưới).
MiG-31 là loại chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động, mang tên Zaslon S-800. Nó có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 200km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 trong số đó. Biến thể nâng cấp Zaslon-M sau này có khả năng phát hiện mục tiêu tới 400km và điều khiển 6 tên lửa tấn công cùng lúc.
MiG-31 được thiết kế với 10 giá treo vũ khí (4 dưới bụng, 6 trên cánh) mang được các loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm siêu xa.
4 giá treo ở dưới bụng chỉ dùng để lắp tên lửa không đối không tầm siêu xa Vympel R-37 đạt tầm bắn tới 280km. Tên lửa ngoài khả năng tiêu diệt máy bay ném bom chiến lược, máy bay tiêm kích, cũng có thể diệt “mắt thần trên không” – máy bay chỉ huy cảnh báo sớm đường không của đối phương.
Các giá treo trên cánh được dùng để lắp tên lửa không đối không tầm ngắn R-60, R-73 và tên lửa tầm trung R-40. Trong ảnh là tiêm kích MiG-31 treo 2 đạn R-40 (tầm bắn 60km) trên cánh.
Không quân Nga đang tiến hành hiện đại hóa các máy bay tiêm kích MiG-31 lên chuẩn MiG-31BM hiện đại hơn với việc nâng cấp hệ thống điện tử, radar, cho phép nó mang được tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77, tên lửa chống radar Kh-31P.