Quân đội quốc gia Afghanistan (ANA) là nhánh chính trong lực lượng vũ trang Afghanistan, nằm dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng Afghanistan, chịu trách nhiệm tác chiến trên mặt đất.Quân đội Afghanistan có quân số thường trực 200.000 người được chia làm 6 quân đoàn được trang bị hầu hết các vũ khí do Liên Xô/Nga sản xuất dù rằng họ nhận sự huấn luyện trực tiếp từ Mỹ và các nước NATO.Riêng vũ khí cá nhân của các binh sĩ Afghanistan hiện tại chủ yếu là súng trường M16 (khoảng 104.000 khẩu) và M4 (khoảng 10.000 khẩu) do Mỹ sản xuất. Trong khi các loại súng AK-47/AKM/AK-74 hầu như chỉ còn nằm trong một số đơn vị quân địa phương, lực lượng đặc biệt.Hỏa lực chủ yếu của bộ binh thì vẫn là súng máy PK/RPD của Liên Xô và một ít M240 của Mỹ.Trong khi đó, lực lượng cơ giới, hỏa lực pháo của Quân đội Afghanistan đều lấy "nòng cốt" là trang bị do Liên Xô (cũ) sản xuất. Ví dụ, 600 xe tăng của ANA đều là các loại được Liên Xô viện trợ từ những năm 1960-1970. Ảnh: Xe tăng T-55 của Quân đội Afghanistan hiện tại.Ảnh: Xe tăng chiến đấu chủ lực T-62. Chính quyền Afghanistan giai đoạn 1973-1991 đã nhận tổng cộng khoảng 255 chiếc T-62, T-62M và T-62M1. Không rõ lý do vì sao mà đồng minh Mỹ lại không cung cấp xe tăng M1 Abrams hiện đại cho Afghanistan.Trang bị xe thiết giáp ANA lên tới gần 10.000 chiếc nhưng chiếm tới 80% (khoảng 8.500 chiếc) là loại xe bọc thép hạng nhẹ Humvee do Mỹ sản xuất. Loại xe này có tính cơ động cao nhưng thực sự là không phù hợp để chống chọi với vũ khí diệt tăng của phiến quân Taliban, hỏa lực cũng kém.Những chiếc xe bọc thép mạnh nhất trong kho thiết giáp Afghanistan là 100 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2 do Liên Xô sản xuất. Các xe này được trang bị hỏa lực pháo 73mm (BMP-1) và 30mm (BMP-2) cùng tên lửa chống tăng Fagot.Ngoài ra, Afghanistan còn có trong trang bị 173 xe bọc thép chở quân M113A2, 634 xe bọc thép an ninh M1117 (chủ yếu phù hợp nhiệm vụ tuần tra, trinh sát, cứu thương) và 155 xe bọc thép kháng mình MaxxPro.Pháo binh Afghanistan cũng không có gì nổi trội khi chỉ có chưa đầy 200 khẩu pháo hạng nặng các loại. Chiếm số lượng đông nhất là 150 khẩu lựu pháo D30 122mm do Liên Xô sản xuất và chừng 50 khẩu pháo phản lực Grad.Hỏa lực phòng không của ANA cũng rất yếu ớt với tên lửa vác vai Mỹ và mấy chục xe pháo tự hành ZSU-23-4 (Liên Xô sản xuất).Không quân Afghanistan (AAF) hiện có quân số 6.800 binh sĩ được trang bị 180 máy bay các loại chịu trách nhiệm bảo vệ không phận và cung cấp hoạt động chi viện cho lục quân. Tuy nhiên, nhìn vào các trang bị của AAF thì đa phần chỉ làm được các nhiệm vụ vận tải, chuyển quân là chủ yếu.Chiếm số lượng đông đảo nhất trong Không quân Afghanistan hiện tại là lực lượng trực thăng với số lượng khoảng 120 chiếc. Trong đó, đông nhất là trực thăng Mi-8/17 do Nga sản xuất, với 98 chiếc cung cấp khả năng chuyển quân, hàng hóa, chi viện hỏa lực.Ngoài ra còn số lượng nhỏ trực thăng UH-1, MD 500 và Mi-24 (4 chiếc). Trong ảnh, trực thăng trinh sát/tấn công MD 530F của Afghanistan đang chi viện hỏa lực với pháo tự động.Lực lượng máy bay vận tải cánh bằng chỉ có 40 chiếc với máy bay C-130, PC-12 và Cessna 208.Hiện tại, Afghanistan đang từng bước gây dựng không quân chiến đấu với việc mua 18 máy bay chiến đấu cánh quạt EMB 314 Super Tucano từ Brazil.
Quân đội quốc gia Afghanistan (ANA) là nhánh chính trong lực lượng vũ trang Afghanistan, nằm dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng Afghanistan, chịu trách nhiệm tác chiến trên mặt đất.
Quân đội Afghanistan có quân số thường trực 200.000 người được chia làm 6 quân đoàn được trang bị hầu hết các vũ khí do Liên Xô/Nga sản xuất dù rằng họ nhận sự huấn luyện trực tiếp từ Mỹ và các nước NATO.
Riêng vũ khí cá nhân của các binh sĩ Afghanistan hiện tại chủ yếu là súng trường M16 (khoảng 104.000 khẩu) và M4 (khoảng 10.000 khẩu) do Mỹ sản xuất. Trong khi các loại súng AK-47/AKM/AK-74 hầu như chỉ còn nằm trong một số đơn vị quân địa phương, lực lượng đặc biệt.
Hỏa lực chủ yếu của bộ binh thì vẫn là súng máy PK/RPD của Liên Xô và một ít M240 của Mỹ.
Trong khi đó, lực lượng cơ giới, hỏa lực pháo của Quân đội Afghanistan đều lấy "nòng cốt" là trang bị do Liên Xô (cũ) sản xuất. Ví dụ, 600 xe tăng của ANA đều là các loại được Liên Xô viện trợ từ những năm 1960-1970. Ảnh: Xe tăng T-55 của Quân đội Afghanistan hiện tại.
Ảnh: Xe tăng chiến đấu chủ lực T-62. Chính quyền Afghanistan giai đoạn 1973-1991 đã nhận tổng cộng khoảng 255 chiếc T-62, T-62M và T-62M1. Không rõ lý do vì sao mà đồng minh Mỹ lại không cung cấp xe tăng M1 Abrams hiện đại cho Afghanistan.
Trang bị xe thiết giáp ANA lên tới gần 10.000 chiếc nhưng chiếm tới 80% (khoảng 8.500 chiếc) là loại xe bọc thép hạng nhẹ Humvee do Mỹ sản xuất. Loại xe này có tính cơ động cao nhưng thực sự là không phù hợp để chống chọi với vũ khí diệt tăng của phiến quân Taliban, hỏa lực cũng kém.
Những chiếc xe bọc thép mạnh nhất trong kho thiết giáp Afghanistan là 100 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2 do Liên Xô sản xuất. Các xe này được trang bị hỏa lực pháo 73mm (BMP-1) và 30mm (BMP-2) cùng tên lửa chống tăng Fagot.
Ngoài ra, Afghanistan còn có trong trang bị 173 xe bọc thép chở quân M113A2, 634 xe bọc thép an ninh M1117 (chủ yếu phù hợp nhiệm vụ tuần tra, trinh sát, cứu thương) và 155 xe bọc thép kháng mình MaxxPro.
Pháo binh Afghanistan cũng không có gì nổi trội khi chỉ có chưa đầy 200 khẩu pháo hạng nặng các loại. Chiếm số lượng đông nhất là 150 khẩu lựu pháo D30 122mm do Liên Xô sản xuất và chừng 50 khẩu pháo phản lực Grad.
Hỏa lực phòng không của ANA cũng rất yếu ớt với tên lửa vác vai Mỹ và mấy chục xe pháo tự hành ZSU-23-4 (Liên Xô sản xuất).
Không quân Afghanistan (AAF) hiện có quân số 6.800 binh sĩ được trang bị 180 máy bay các loại chịu trách nhiệm bảo vệ không phận và cung cấp hoạt động chi viện cho lục quân. Tuy nhiên, nhìn vào các trang bị của AAF thì đa phần chỉ làm được các nhiệm vụ vận tải, chuyển quân là chủ yếu.
Chiếm số lượng đông đảo nhất trong Không quân Afghanistan hiện tại là lực lượng trực thăng với số lượng khoảng 120 chiếc. Trong đó, đông nhất là trực thăng Mi-8/17 do Nga sản xuất, với 98 chiếc cung cấp khả năng chuyển quân, hàng hóa, chi viện hỏa lực.
Ngoài ra còn số lượng nhỏ trực thăng UH-1, MD 500 và Mi-24 (4 chiếc). Trong ảnh, trực thăng trinh sát/tấn công MD 530F của Afghanistan đang chi viện hỏa lực với pháo tự động.
Lực lượng máy bay vận tải cánh bằng chỉ có 40 chiếc với máy bay C-130, PC-12 và Cessna 208.
Hiện tại, Afghanistan đang từng bước gây dựng không quân chiến đấu với việc mua 18 máy bay chiến đấu cánh quạt EMB 314 Super Tucano từ Brazil.