CNN đưa tin, Hải quân Mỹ vừa đưa vào sử dụng tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia thứ 12 mang tên USS John Warner, với trị giá 2 tỷ USD và khả năng tàng hình ưu việt. Đây là lớp tàu ngầm đầu tiên trên thế giới không sử dụng kính tiềm vọng mà thay vào đó là cột lượng tử ánh sáng giúp quan sát dễ dàng hơn, ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu.Phần module phía trước của tàu ngầm USS North Carolina trong nhà máy. Thân tàu lớp Virginia được chế tạo theo công nghệ module hoàn thiện từng phần sau đó kết nối lại với nhau. Giải pháp này cho phép rút ngắn thời gian sản xuất cũng như dễ dàng sửa chữa, nâng cấp.Theo kế hoạch, Hải quân Mỹ sẽ đóng mới tới 48 tàu ngầm lớp Virginia và sử dụng tới năm 2060. Theo Naval Technology, lớp tàu này được áp dụng 12 công nghệ mới lần đầu sử dụng cho tàu ngầm.USS Hampton (lớp Los Angeles) nổi lên ở Bắc Cực tháng 3/2014. Bên cạnh tàu ngầm tấn công hạt nhân mới nhất lớp Virginia, Hải quân Mỹ còn sở hữu 41 tàu cùng loại lớp Los Angeles được đưa vào sử dụng từ năm 1976.Tàu ngầm USS Greeneville (lớp Los Angeles) mang theo phương tiện di chuyển dưới nước dành cho lính đặc nhiệm SEAL. Mỗi tàu lớp này có thể mang theo 12 tên lửa hành trình Tomahawk trong các ống phóng thẳng đứng, phía trước mũi tàu có 4 ống phóng ngư lôi 533 mm.Hải quân Mỹ còn có một lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân khác rất hiện đại là Seawolf. Nó từng là phương tiện chiến tranh dưới nước đắt nhất thế giới với chi phí khoảng 3 tỷ USD mỗi tàu cho đến khi tàu ngầm Triomphant của Pháp soán ngôi.USS Jimmy Carter (lớp Seawolf) neo bên trong hệ thống khử từ tính cho vỏ thép của tàu trước khi ra biển làm nhiệm vụ. Hải quân Mỹ dự định chế tạo lớp tàu này để đối phó với tàu ngầm của Nga. Tuy nhiên, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc cộng với chi phí đắt đỏ nên chương trình bị đình chỉ sau khi hoàn thành 3 tàu.USS West Virginia (lớp Ohio) rời nhà máy sau đợt đại tu vào năm 2013. Ngoài hạm đội tàu ngầm tấn công hạt nhân hùng hậu, Hải quân Mỹ còn có 14 cỗ máy răn đe hạt nhân chiến lược trên biển lớp Ohio. Mỗi tàu có thể mang theo 24 tên lửa liên lục địa Trident II với tầm bắn trên 10.000 km.Ohio không phải là lớp tàu ngầm lớn nhất thế giới nhưng lại là tàu ngầm mang nhiều tên lửa liên lục địa nhất. Hải quân Mỹ dự kiến duy trì hạm đội răn đe hạt nhân chiến lược này đến năm 2030.Sau khi Mỹ và Nga ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START II vào năm 2000, 3 tàu ngầm lớp Ohio được chuyển đổi thành tàu ngầm tấn công hạt nhân. Mỗi tàu có thể mang theo tới 154 tên lửa hành trình Tomahawk đem lại khả năng tấn công rất mạnh mẽ.USS Michigan (lớp Ohio) trong quá trình chuyển đổi vai trò thành tàu ngầm tấn công hạt nhân. Một chi tiết khá thú vị là Hải quân Mỹ không sản xuất và sử dụng tàu ngầm điện-diesel cho dù họ có đủ khả năng để chế tạo nó.
CNN đưa tin, Hải quân Mỹ vừa đưa vào sử dụng tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia thứ 12 mang tên USS John Warner, với trị giá 2 tỷ USD và khả năng tàng hình ưu việt. Đây là lớp tàu ngầm đầu tiên trên thế giới không sử dụng kính tiềm vọng mà thay vào đó là cột lượng tử ánh sáng giúp quan sát dễ dàng hơn, ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu.
Phần module phía trước của tàu ngầm USS North Carolina trong nhà máy. Thân tàu lớp Virginia được chế tạo theo công nghệ module hoàn thiện từng phần sau đó kết nối lại với nhau. Giải pháp này cho phép rút ngắn thời gian sản xuất cũng như dễ dàng sửa chữa, nâng cấp.
Theo kế hoạch, Hải quân Mỹ sẽ đóng mới tới 48 tàu ngầm lớp Virginia và sử dụng tới năm 2060. Theo Naval Technology, lớp tàu này được áp dụng 12 công nghệ mới lần đầu sử dụng cho tàu ngầm.
USS Hampton (lớp Los Angeles) nổi lên ở Bắc Cực tháng 3/2014. Bên cạnh tàu ngầm tấn công hạt nhân mới nhất lớp Virginia, Hải quân Mỹ còn sở hữu 41 tàu cùng loại lớp Los Angeles được đưa vào sử dụng từ năm 1976.
Tàu ngầm USS Greeneville (lớp Los Angeles) mang theo phương tiện di chuyển dưới nước dành cho lính đặc nhiệm SEAL. Mỗi tàu lớp này có thể mang theo 12 tên lửa hành trình Tomahawk trong các ống phóng thẳng đứng, phía trước mũi tàu có 4 ống phóng ngư lôi 533 mm.
Hải quân Mỹ còn có một lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân khác rất hiện đại là Seawolf. Nó từng là phương tiện chiến tranh dưới nước đắt nhất thế giới với chi phí khoảng 3 tỷ USD mỗi tàu cho đến khi tàu ngầm Triomphant của Pháp soán ngôi.
USS Jimmy Carter (lớp Seawolf) neo bên trong hệ thống khử từ tính cho vỏ thép của tàu trước khi ra biển làm nhiệm vụ. Hải quân Mỹ dự định chế tạo lớp tàu này để đối phó với tàu ngầm của Nga. Tuy nhiên, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc cộng với chi phí đắt đỏ nên chương trình bị đình chỉ sau khi hoàn thành 3 tàu.
USS West Virginia (lớp Ohio) rời nhà máy sau đợt đại tu vào năm 2013. Ngoài hạm đội tàu ngầm tấn công hạt nhân hùng hậu, Hải quân Mỹ còn có 14 cỗ máy răn đe hạt nhân chiến lược trên biển lớp Ohio. Mỗi tàu có thể mang theo 24 tên lửa liên lục địa Trident II với tầm bắn trên 10.000 km.
Ohio không phải là lớp tàu ngầm lớn nhất thế giới nhưng lại là tàu ngầm mang nhiều tên lửa liên lục địa nhất. Hải quân Mỹ dự kiến duy trì hạm đội răn đe hạt nhân chiến lược này đến năm 2030.
Sau khi Mỹ và Nga ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START II vào năm 2000, 3 tàu ngầm lớp Ohio được chuyển đổi thành tàu ngầm tấn công hạt nhân. Mỗi tàu có thể mang theo tới 154 tên lửa hành trình Tomahawk đem lại khả năng tấn công rất mạnh mẽ.
USS Michigan (lớp Ohio) trong quá trình chuyển đổi vai trò thành tàu ngầm tấn công hạt nhân. Một chi tiết khá thú vị là Hải quân Mỹ không sản xuất và sử dụng tàu ngầm điện-diesel cho dù họ có đủ khả năng để chế tạo nó.