Trang mạng quân sự Sina của Trung Quốc lần đầu tiên công bố hình ảnh một đơn vị pháo tự hành chống tăng Type 89 của nước này tiến hành huấn luyện bắn đạn thật. Và đây là một trong những lần xuất hiện hiếm hoi của dòng pháo tự hành chống tăng sinh ra không đúng thời này của Quân đội Trung Quốc.Có ít người biết rằng, Type 89 được Quân đội Trung Quốc đưa vào trang bị từ năm 1989 và nó được thiết kế để có thể đánh bại mọi xe tăng chiến đấu chủ lực của Phương Tây và Nga lúc đó kể cả khi chúng được trang bị giáp phản ứng nổ.Dù chương trình phát triển Type 89 khá thành công và khiến giới tướng lĩnh Bắc Kinh hài lòng nhưng giai đoạn Type 89 được đưa vào trang bị lại là thời điểm Chiến tranh Lạnh kết thúc. Và dĩ nhiên nó cũng giống như hàng ngàn trang thiết bị quân sự khác của Trung Quốc đánh mất vai trò của mình "chỉ trong một đêm". Trong ảnh là binh sĩ thuộc kíp chiến đấu của một chiếc Type 89 chuẩn bị đạn pháo 120mm cho lượt bắn đầu tiên.Trong suốt giai đoạn từ năm 1989 đến 1995 chỉ có khoảng 100 chiếc Type 89 được đưa vào sản xuất khi mà Quân đội Trung Quốc nhận ra rằng Type 89 lỗi thời quá nhanh trước các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến trên thế giới. Trong ảnh là xạ thủ của của một chiếc Type 89 sẵn sàng khai hỏa sau khi có lệnh của chỉ huy xe.Vấn đề lớn nhất trong thiết kế của Type 89 là nó có hệ thống giáp bảo vệ quá yếu, bên cạnh đó chi phí vận hành tốn kém, trong khi đó pháo chính 120mm của Type 89 lại không thể bắn khi đang di chuyển khiến dòng pháo tự hành chống tăng này khó lòng đấu lại các loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới.Quân đội Trung Quốc tiếp tục vẫn duy trì các đơn vị pháo tự hành chống Type 89 từ năm 1989 cho tới nay, cho dù hiện tại một số lữ đoàn bộ binh cơ giới nước này đã ngưng sử dụng Type 89. Dù vậy Type 89 vẫn được trang bị các loại đạn pháo 120mm thế hệ mới do Trung Quốc sản xuất kể cả đạn pháo chống tăng xuyên giáp.Ngoài pháo chính 120mm, Type 89 còn được trang bị thêm một súng máy hạng nặng 12.7mm và một súng máy đồng trục 7.62mm. Một bất lợi nữa Type 89 là nó không được trang bị máy nạp đạn tự động khiến tốc độ bắn của nó khá chậm trong khi các đối thủ của nó lại cơ động hơn rất nhiều.Hình ảnh của chiếc Type 89 sau khi khai hỏa, chính điểm yếu phải dừng lại khi bắn đã khiến số phận của Type 89 trong Quân đội Trung Quốc đã đến hồi kết.Pháo tự hành chống tăng Type 89 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực khá đơn giản trong đó có cả một thiết bị đo khoảng cách bằng laser và một kính ngắm đêm.Giáp của Type 89 cũng tương đối mỏng chỉ khoảng 50mm chính vì vậy tổng trọng lượng của nó chỉ khoảng 31 tấn, ngoài ra nó cũng được trang bị hệ thống chống cháy, hệ thống giáp bảo vệ kíp chiến đấu khỏi các mảnh đạn pháo cỡ nhỏ và hệ thống phòng vệ chống vũ khí hủy diệt hàng loạt NBC.Type 89 được trang bị một động cơ diesel WR4B-12V150LB có công suất 520 mã lực, với vận tốc di chuyển tối đa khoảng 55km/h và có tầm hoạt động hiệu quả là 450km. Nó có kíp chiến đấu gồm 4 binh sĩ gồm 1 chỉ huy xe, pháo thủ, nạp đạn và lái xe.Theo thiết kế Type 89 sử dụng khung gầm bánh xích tiêu chuẩn Type 321 do Trung Quốc phát triển và mẫu khung gầm này được tích hợp khá nhiều trên các dòng pháo tự hành đang được Quân đội Trung Quốc sử dụng.
Trang mạng quân sự Sina của Trung Quốc lần đầu tiên công bố hình ảnh một đơn vị pháo tự hành chống tăng Type 89 của nước này tiến hành huấn luyện bắn đạn thật. Và đây là một trong những lần xuất hiện hiếm hoi của dòng pháo tự hành chống tăng sinh ra không đúng thời này của Quân đội Trung Quốc.
Có ít người biết rằng, Type 89 được Quân đội Trung Quốc đưa vào trang bị từ năm 1989 và nó được thiết kế để có thể đánh bại mọi xe tăng chiến đấu chủ lực của Phương Tây và Nga lúc đó kể cả khi chúng được trang bị giáp phản ứng nổ.
Dù chương trình phát triển Type 89 khá thành công và khiến giới tướng lĩnh Bắc Kinh hài lòng nhưng giai đoạn Type 89 được đưa vào trang bị lại là thời điểm Chiến tranh Lạnh kết thúc. Và dĩ nhiên nó cũng giống như hàng ngàn trang thiết bị quân sự khác của Trung Quốc đánh mất vai trò của mình "chỉ trong một đêm". Trong ảnh là binh sĩ thuộc kíp chiến đấu của một chiếc Type 89 chuẩn bị đạn pháo 120mm cho lượt bắn đầu tiên.
Trong suốt giai đoạn từ năm 1989 đến 1995 chỉ có khoảng 100 chiếc Type 89 được đưa vào sản xuất khi mà Quân đội Trung Quốc nhận ra rằng Type 89 lỗi thời quá nhanh trước các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến trên thế giới. Trong ảnh là xạ thủ của của một chiếc Type 89 sẵn sàng khai hỏa sau khi có lệnh của chỉ huy xe.
Vấn đề lớn nhất trong thiết kế của Type 89 là nó có hệ thống giáp bảo vệ quá yếu, bên cạnh đó chi phí vận hành tốn kém, trong khi đó pháo chính 120mm của Type 89 lại không thể bắn khi đang di chuyển khiến dòng pháo tự hành chống tăng này khó lòng đấu lại các loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới.
Quân đội Trung Quốc tiếp tục vẫn duy trì các đơn vị pháo tự hành chống Type 89 từ năm 1989 cho tới nay, cho dù hiện tại một số lữ đoàn bộ binh cơ giới nước này đã ngưng sử dụng Type 89. Dù vậy Type 89 vẫn được trang bị các loại đạn pháo 120mm thế hệ mới do Trung Quốc sản xuất kể cả đạn pháo chống tăng xuyên giáp.
Ngoài pháo chính 120mm, Type 89 còn được trang bị thêm một súng máy hạng nặng 12.7mm và một súng máy đồng trục 7.62mm. Một bất lợi nữa Type 89 là nó không được trang bị máy nạp đạn tự động khiến tốc độ bắn của nó khá chậm trong khi các đối thủ của nó lại cơ động hơn rất nhiều.
Hình ảnh của chiếc Type 89 sau khi khai hỏa, chính điểm yếu phải dừng lại khi bắn đã khiến số phận của Type 89 trong Quân đội Trung Quốc đã đến hồi kết.
Pháo tự hành chống tăng Type 89 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực khá đơn giản trong đó có cả một thiết bị đo khoảng cách bằng laser và một kính ngắm đêm.
Giáp của Type 89 cũng tương đối mỏng chỉ khoảng 50mm chính vì vậy tổng trọng lượng của nó chỉ khoảng 31 tấn, ngoài ra nó cũng được trang bị hệ thống chống cháy, hệ thống giáp bảo vệ kíp chiến đấu khỏi các mảnh đạn pháo cỡ nhỏ và hệ thống phòng vệ chống vũ khí hủy diệt hàng loạt NBC.
Type 89 được trang bị một động cơ diesel WR4B-12V150LB có công suất 520 mã lực, với vận tốc di chuyển tối đa khoảng 55km/h và có tầm hoạt động hiệu quả là 450km. Nó có kíp chiến đấu gồm 4 binh sĩ gồm 1 chỉ huy xe, pháo thủ, nạp đạn và lái xe.
Theo thiết kế Type 89 sử dụng khung gầm bánh xích tiêu chuẩn Type 321 do Trung Quốc phát triển và mẫu khung gầm này được tích hợp khá nhiều trên các dòng pháo tự hành đang được Quân đội Trung Quốc sử dụng.