Trang mạng Sina mới đây đăng tải các bức ảnh cho thấy Không quân Trung Quốc hiện vẫn duy trì số lượng lớn máy bay tiêm kích J-7 lạc hậu được sản xuất trên cơ sở MiG-21F-13 Liên Xô.Lý giải cho tình trạng này chủ yếu là do số lượng máy bay tiêm kích hiện đại J-10, J-11, Su-27/30 vẫn chưa đủ để thay thế toàn bộ các máy bay J-7 (lên tới 500 chiếc).Có thể sẽ mất khoảng 10 năm nữa thì toàn bộ máy bay J-7 mới được thay thế hết. Đây được xem là điểm yếu đối với Không quân Trung Quốc khi khả năng tác chiến của J-7 rất hạn chế, chỉ đáp ứng yêu cầu bảo vệ không phận cự ly gần.Hiện Không quân Trung Quốc được cho là chủ yếu trang bị hai biến thể J-7E (phát triển năm 1987) và J-7G (phục vụ từ năm 2003).Cơ bản thì J-7E và J-7G đều có hình dạng giống nhau và giống hệt MiG-21F-13 đời đầu Liên Xô, các điểm thay đổi chủ yếu nằm ở buồng lái máy bay, hệ thống điện tử hàng không, vũ khí.Các máy bay J-7 đều sử dụng động cơ WP-13F sao chép loại R-13-300 của Liên Xô chế tạo cho dòng MiG-21. Động cơ WP-13F cho J-7 đạt tốc độ tối đa 2.200km/h, bán kính tác chiến 850km.Dòng J-7 được Trung Quốc hiện đại hóa theo công nghệ "năm cha ba mẹ", sao chép đủ thứ từ nhiều quốc gia. Ví dụ như J-7E dùng radar theo kiểu Super Skyranger của Anh còn J-7G dùng radar SY-80 sao chép mẫu EL/M-2001 của Israel với tầm trinh sát ngắn 30km.Dù cho có những thay đổi tới cỡ nào thì Trung Quốc suốt hàng chục năm không thể xử lý vấn đề tải trọng nhỏ trên J-7 khi không có sự trợ giúp từ Liên Xô. Biến thể sản xuất loạt cuối cùng MiG-21bis ra đời cuối những năm 1980, trong khi biến thể cuối cùng của J-7 ra đời trong thế kỷ 21 không xử lý được tải trọng chỉ 2 tấn. J-7 mang được tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5, PL-7, PL-9, bom và rocket.
Trang mạng Sina mới đây đăng tải các bức ảnh cho thấy Không quân Trung Quốc hiện vẫn duy trì số lượng lớn máy bay tiêm kích J-7 lạc hậu được sản xuất trên cơ sở MiG-21F-13 Liên Xô.
Lý giải cho tình trạng này chủ yếu là do số lượng máy bay tiêm kích hiện đại J-10, J-11, Su-27/30 vẫn chưa đủ để thay thế toàn bộ các máy bay J-7 (lên tới 500 chiếc).
Có thể sẽ mất khoảng 10 năm nữa thì toàn bộ máy bay J-7 mới được thay thế hết. Đây được xem là điểm yếu đối với Không quân Trung Quốc khi khả năng tác chiến của J-7 rất hạn chế, chỉ đáp ứng yêu cầu bảo vệ không phận cự ly gần.
Hiện Không quân Trung Quốc được cho là chủ yếu trang bị hai biến thể J-7E (phát triển năm 1987) và J-7G (phục vụ từ năm 2003).
Cơ bản thì J-7E và J-7G đều có hình dạng giống nhau và giống hệt MiG-21F-13 đời đầu Liên Xô, các điểm thay đổi chủ yếu nằm ở buồng lái máy bay, hệ thống điện tử hàng không, vũ khí.
Các máy bay J-7 đều sử dụng động cơ WP-13F sao chép loại R-13-300 của Liên Xô chế tạo cho dòng MiG-21. Động cơ WP-13F cho J-7 đạt tốc độ tối đa 2.200km/h, bán kính tác chiến 850km.
Dòng J-7 được Trung Quốc hiện đại hóa theo công nghệ "năm cha ba mẹ", sao chép đủ thứ từ nhiều quốc gia. Ví dụ như J-7E dùng radar theo kiểu Super Skyranger của Anh còn J-7G dùng radar SY-80 sao chép mẫu EL/M-2001 của Israel với tầm trinh sát ngắn 30km.
Dù cho có những thay đổi tới cỡ nào thì Trung Quốc suốt hàng chục năm không thể xử lý vấn đề tải trọng nhỏ trên J-7 khi không có sự trợ giúp từ Liên Xô. Biến thể sản xuất loạt cuối cùng MiG-21bis ra đời cuối những năm 1980, trong khi biến thể cuối cùng của J-7 ra đời trong thế kỷ 21 không xử lý được tải trọng chỉ 2 tấn. J-7 mang được tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5, PL-7, PL-9, bom và rocket.