Ngư lôi F21 do tập đoàn DCNS (Pháp) sản xuất, dự kiến trang bị cho Hải quân Pháp từ năm 2016. Ngư lôi này dài 6 m, nặng đến 1,2 tấn, có tầm bắn rất xa, đến 50 km và tốc độ đến 93 km/h.Ngư lôi F21 khi bắn ra được nối với tàu ngầm bằng một sợi cáp quang để được tàu mẹ hướng dẫn chính xác, không sợ bị nhiễu vô tuyến. Vũ khí chống ngầm này di chuyển rất êm dưới nước vì dùng động cơ điện.Ngư lôi MK 54: Hải quân Mỹ và đồng minh sử dụng loại ngư lôi hạng nhẹ Mk 54 do Raytheon sản xuất, chỉ nặng 275 kg, đầu đạn nặng 44 kg, dài 2,7 m, tốc độ di chuyển 74 km/giờ. Ngư lôi này có thể phóng đi từ tàu chiến, tàu ngầm, trực thăng và máy bay săn ngầm, giá không hề rẻ: gần 1 triệu USD/quả.Shkval của Nga: Loại ngư lôi này di chuyển dưới nước như tên lửa bởi tốc độ của nó (386 km/giờ), do tạo ra một lớp bọt khí phía mũi và quanh thân khiến lớp vỏ kim loại của ngư lôi hầu như không tiếp xúc với nước. Ngư lôi này có động cơ đẩy tên lửa, dài 8,2 m, nặng 2,7 tấn, đầu đạn 210 kg, sẽ tự kích nổ khi gần tàu ngầm hoặc ngư lôi địch đang lao đến.Ngư lôi Shkval bắn ra từ ống phóng tiêu chuẩn 533 mm của tàu ngầm, ở độ sâu đến 100 m, khi rời ống phóng với tốc độ 93 km/giờ, ngư lôi này kích hoạt động cơ tên lửa giúp nó đạt tốc độ tối đa 386 km/giờ, nhanh gấp 4 – 5 lần các loại ngư lôi khác. Ngư lôi chống ngầm này được cho là đạt hiệu quả tiêu diệt 80% khi bắn ở khoảng cách 7 km so với tàu đối phương.Tên lửa chống tàu ngầm RUM-139/RUR-5 của Mỹ: Loại tên lửa này do Lockheed Martin sản xuất, dài 5,1 m, nặng 748 kg, mang đầu đạn 44 kg. Tên lửa do tàu mặt nước bắn đi khi rượt đuổi tàu ngầm, giúp ngư lôi - tên lửa này tiếp cận tàu ngầm địch ở khoảng cách gần để giảm thiểu thời gian đối phó của tàu địch. Hiện loại tên lửa này mang ngư lôi Mk 54, hoặc ngư lôi MK 45 (mang đầu đạn hạt nhân). Tầm hoạt động của tên lửa này xa nhất đến 18 km.Bom chìm chống tàu ngầm: Các tàu chiến săn ngầm thường vũ trang các dàn phóng ra những loạt bom chìm chống tàu ngầm ở khoảng cách gần, và những loạt bom này sẽ nổ dưới nước gây hại cho thân tàu ngầm. Vũ khí này chỉ thích hợp tác chiến ở eo biển hoặc vịnh nhỏ, còn nếu ở vùng biển xa thì tàu ngầm sẽ có lợi thế hơn với tên lửa và ngư lôi tầm xa.Ngư lôi hạt nhân Mk 45 (Mỹ) và T-5 (Liên Xô): Thời Chiến tranh lạnh, cả Mỹ và Liên Xô chạy đua phát triển ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân. Trong ảnh: Ngư lôi Mk 45.Tuy không còn duy trì tác chiến ngày nay nhưng ngư lôi hạt nhân vẫn là vũ khí nguy hiểm nhất khi có thể tiêu diệt bất kỳ loại tàu ngầm nào bằng vụ nổ hạt nhân dưới nước, và dĩ nhiên nó cũng diệt luôn cả tàu ngầm phóng ra ngư lôi này. Trong ảnh: Ngư lôi Shkval.Ngư lôi hạt nhân T-5 của Liên Xô mang đầu đạn hạt nhân sức công phá 3,5 kiloton (tương đương 3.500 tấn thuốc nổ TNT); còn ngư lôi Mk 45 của Mỹ mang đầu đạn 11 kt. Trong ảnh: Ngư lôi Shkval.
Ngư lôi F21 do tập đoàn DCNS (Pháp) sản xuất, dự kiến trang bị cho Hải quân Pháp từ năm 2016. Ngư lôi này dài 6 m, nặng đến 1,2 tấn, có tầm bắn rất xa, đến 50 km và tốc độ đến 93 km/h.
Ngư lôi F21 khi bắn ra được nối với tàu ngầm bằng một sợi cáp quang để được tàu mẹ hướng dẫn chính xác, không sợ bị nhiễu vô tuyến. Vũ khí chống ngầm này di chuyển rất êm dưới nước vì dùng động cơ điện.
Ngư lôi MK 54: Hải quân Mỹ và đồng minh sử dụng loại ngư lôi hạng nhẹ Mk 54 do Raytheon sản xuất, chỉ nặng 275 kg, đầu đạn nặng 44 kg, dài 2,7 m, tốc độ di chuyển 74 km/giờ. Ngư lôi này có thể phóng đi từ tàu chiến, tàu ngầm, trực thăng và máy bay săn ngầm, giá không hề rẻ: gần 1 triệu USD/quả.
Shkval của Nga: Loại ngư lôi này di chuyển dưới nước như tên lửa bởi tốc độ của nó (386 km/giờ), do tạo ra một lớp bọt khí phía mũi và quanh thân khiến lớp vỏ kim loại của ngư lôi hầu như không tiếp xúc với nước. Ngư lôi này có động cơ đẩy tên lửa, dài 8,2 m, nặng 2,7 tấn, đầu đạn 210 kg, sẽ tự kích nổ khi gần tàu ngầm hoặc ngư lôi địch đang lao đến.
Ngư lôi Shkval bắn ra từ ống phóng tiêu chuẩn 533 mm của tàu ngầm, ở độ sâu đến 100 m, khi rời ống phóng với tốc độ 93 km/giờ, ngư lôi này kích hoạt động cơ tên lửa giúp nó đạt tốc độ tối đa 386 km/giờ, nhanh gấp 4 – 5 lần các loại ngư lôi khác. Ngư lôi chống ngầm này được cho là đạt hiệu quả tiêu diệt 80% khi bắn ở khoảng cách 7 km so với tàu đối phương.
Tên lửa chống tàu ngầm RUM-139/RUR-5 của Mỹ: Loại tên lửa này do Lockheed Martin sản xuất, dài 5,1 m, nặng 748 kg, mang đầu đạn 44 kg. Tên lửa do tàu mặt nước bắn đi khi rượt đuổi tàu ngầm, giúp ngư lôi - tên lửa này tiếp cận tàu ngầm địch ở khoảng cách gần để giảm thiểu thời gian đối phó của tàu địch. Hiện loại tên lửa này mang ngư lôi Mk 54, hoặc ngư lôi MK 45 (mang đầu đạn hạt nhân). Tầm hoạt động của tên lửa này xa nhất đến 18 km.
Bom chìm chống tàu ngầm: Các tàu chiến săn ngầm thường vũ trang các dàn phóng ra những loạt bom chìm chống tàu ngầm ở khoảng cách gần, và những loạt bom này sẽ nổ dưới nước gây hại cho thân tàu ngầm. Vũ khí này chỉ thích hợp tác chiến ở eo biển hoặc vịnh nhỏ, còn nếu ở vùng biển xa thì tàu ngầm sẽ có lợi thế hơn với tên lửa và ngư lôi tầm xa.
Ngư lôi hạt nhân Mk 45 (Mỹ) và T-5 (Liên Xô): Thời Chiến tranh lạnh, cả Mỹ và Liên Xô chạy đua phát triển ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân. Trong ảnh: Ngư lôi Mk 45.
Tuy không còn duy trì tác chiến ngày nay nhưng ngư lôi hạt nhân vẫn là vũ khí nguy hiểm nhất khi có thể tiêu diệt bất kỳ loại tàu ngầm nào bằng vụ nổ hạt nhân dưới nước, và dĩ nhiên nó cũng diệt luôn cả tàu ngầm phóng ra ngư lôi này. Trong ảnh: Ngư lôi Shkval.
Ngư lôi hạt nhân T-5 của Liên Xô mang đầu đạn hạt nhân sức công phá 3,5 kiloton (tương đương 3.500 tấn thuốc nổ TNT); còn ngư lôi Mk 45 của Mỹ mang đầu đạn 11 kt. Trong ảnh: Ngư lôi Shkval.