Su-35 là loại tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng, chiếm ưu thế trên không thế hệ 4++ do Công ty Sukhoi (Nga) phát triển từ dòng tiêm kích huyền thoại Su-27. Tiêm kích đa năng Su-35 trong thiết kế chế tạo được ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến dùng cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Su-35 được đánh giá có thể đối địch với tiêm kích tàng hình F-35 và F-22A. Thành Đô J-20 là mẫu thử nghiệm tiêm kích thế hệ thứ 5 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Thành Đô nghiên cứu phát triển cho Không quân Trung Quốc. J-20 mang trên mình nhiều đặc điểm tương tự F-22, Su T-50. Theo một số nguồn tin, J-20 có khả năng tàng hình, thiết kế vũ khí trong thân, trang bị hệ thống điện tử tiên tiến. Tiêm kích tàng hình F-35 là mẫu thiết kế chiến đấu cơ mới nhất của Mỹ, máy bay có khả năng tàng hình, trang bị hệ thống điện tử tiên tiến. Biến thể F-35B thậm chí có khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng, nó được dùng cho Lính thủy Đánh bộ Mỹ hoạt động trên các tàu đổ bộ có sân bay kích thước nhỏ. Tiêm kích đa năng thế hệ 4 Eurofighter Typhoon (Anh, Đức, Italy) có thể được coi là một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất hiện nay. Đặc biệt, tiêm kích Typhoon có khả năng “phá vỡ bức tường âm thanh” mà không cần sử dụng buồng đốt lần 2. Hiện nay, Typhoon và F-22 là 2 chiến đấu cơ hiện đại duy nhất công nhận có khả năng đó. F-16 Fighting Falcon (Mỹ) là loại máy bay không chiến thành công với nhiều ưu thế cải tiến như buồng lái hoàn toàn kính dạng bong bóng giúp tăng tầm quan sát, thanh điều khiển bên giúp dễ dàng điều khiển trong điều kiện trọng lực cao, và ghế phi công nghiêng 30 độ giúp giảm hiệu ứng trọng lực lên phi công. Đây cũng là chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên có chủ đích thiết kế chống lại trọng lực quay vòng lên tới 9G. Nó cũng là một trong số ít máy bay phản lực có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lớn hơn một, khiến chiếc F-16 có khả năng tăng tốc cực tốc. Bằng chứng cho sự thành công của F-16 là hiện có 25 quốc gia trên thế giới sử dụng loại này. Sukhoi PAK FA T-50 là mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 đang thử nghiệm của Không quân Nga được thiết kế đối chọi với tiêm kích F-22 và F-35 của Mỹ. Su T-50 thiết kế với công nghệ tàng hình tiên tiến, tính cơ động cực cao, tiết kiệm nhiên liệu với động cơ thế hệ mới, trang bị hệ thống radar mạng pha có tầm trinh sát tới 400km, theo dõi 60 mục tiêu và tiêu diệt cùng lúc 16 mục tiêu và kho vũ khí đồ sộ gồm hầu hết tên lửa, bom tối tân nhất của Nga. JAS-39 Gripen là mẫu tiêm kích đa năng hạng nhẹ do hãng Saab Thụy Điển phát triển được đánh giá có hệ thống điện tử rất hiện đại, cơ động cao, vũ khí đa năng mạnh mẽ nhưng chi phí hoạt động lại rất thấp. MiG-35 là mẫu tiêm kích đa năng hiện đại hàng đầu nước Nga được cải tiến từ tiêm kích MiG-29 với việc hiện địa hóa mạnh hệ thống điện tử gồm radar mạng pha AESA, tổ hợp ngắm quang điện tử, trang bị động cơ kiểm soát lực đẩy vector với khả năng phụt chỉnh hướng, tốc độ leo cao cực nhanh (vượt hơn hẳn Su-35, F/A-18 hay F-15E), mang được nhiều vũ khí tối tân. MiG-35 được xem là một trong những ứng viên sáng giá cho việc thay thế MiG-21 Việt Nam. J-10 là mẫu tiêm kích nội địa ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Thành Đô, Trung Quốc tự phát triển. Mẫu máy bay này được đánh giá là có tính cơ động tốt, trang bị hệ thống điện tử hàng không mạnh mẽ, vũ khí đa năng. Đáng tiếc là Trung Quốc hiện vẫn phải sử dụng động cơ do Nga chế tạo trên J-10. B-2 Spirit là máy bay ném bom chiến lược tàng hình đầu tiên trên thế giới do Tập đoàn Northrop Grumman (Mỹ) phát triển. Với khả năng tàng hình ưu việt, B-2 có thể thâm nhập vào hệ thống phòng không tinh vi nhất, dày đặc nhất của đối phương. Ngoài năng lực tàng hình, B-2 có sức tấn công mạnh mẽ với khả năng mang 23 tấn vũ khí gồm cả bom hạt nhân. Điểm yếu duy nhất của B-2 có lẽ là nằm ở giá cả và chi phí bảo dưỡng "đắt khủng khiếp". Rafale là mẫu tiêm kích đa năng tối tân do Tập đoàn Dassault Aviation, Pháp thiết kế phát triển. Máy bay được đánh giá là có khả năng tàng hình nhẹ, thiết kế với công nghệ điện tử hàng không tối tân nhất như radar mạng pha RBE2 (theo dõi 40 mục tiêu và dẫn tên lửa tấn công 8 mục tiêu cùng lúc), hệ thống điện tử hàng không tích hợp SPECTRA, mang tổng cộng 9 tấn vũ khí trên 14 giá treo. F/A-18E/F Super Hornet là mẫu tiêm kích hạm đáng tin cậy của Không quân Hải quân Mỹ chuyên hoạt động trên tàu sân bay. Máy bay được trang bị hệ thống radar mạng pha điện tử AN/APG-79 tối tân, kho vũ khí tấn công chính xác cao và bán kính chiến đấu rất xa. Tu-160 là mẫu máy bay ném bom chiến lược, tầm xa mạnh nhất châu Âu do hãng Tupolev, Nga thiết kế phát triển. Tu-160 hiện giữ kỷ lục là máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới từng được chế tạo với tổng trọng lượng cất cánh tối đa tới 275 tấn, đồng thời nó cũng là máy bay ném bom chiến lược nhanh nhất thế giới hiện nay với vận tốc gấp 2 lần vận tốc âm thanh. F-22 Raptor là mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới được đưa vào hoạt động. F-22 được thiết kế với công nghệ tàng hình hiện đại, trang bị động cơ phản lực tích hợp bộ phận điều chỉnh hướng phụt, hệ thống radar mạng pha AN/APG-77 tối tân có thể giúp máy bay làm nhiệm vụ tấn công điện tử. A-10 được xem là loại máy bay cường kích đáng sợ nhất thế giới do Mỹ sản xuất. Tuy có tốc độ bay chậm, nhưng trong tác chiến chống tăng thì A-10 thực sự là "cơn ác mộng" khi nó có thể nướng chín bất kỳ loại xe tăng, xe bọc thép nào bằng kho vũ khí "khủng" gồm một pháo 30mm 6 nòng có tốc độ bắn cực cao và 11 giá treo mang được tên lửa chống tăng và bom có điều khiển. Su-30MK là một trong những mẫu máy bay tiêm kích đa năng thành công nhất của Nga trên thị trường xuất khẩu thế giới. Su-30MK được cải tiến từ dòng tiêm kích Su-27 với buồng lái 2 chỗ ngồi, có thể mang tổng cộng 8 tấn vũ khí, tính cơ động cao, tầm bay xa. Hiện nay, Su-30MK được xuất khẩu cho 9 quốc gia trên thế giới với nhiều biến thể tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng đặt ra. Việt Nam hiện có trong biên chế 24 tiêm kích đa năng Su-30MK2 tối ưu cho khả năng đánh biển.
Su-35 là loại tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng, chiếm ưu thế trên không thế hệ 4++ do Công ty Sukhoi (Nga) phát triển từ dòng tiêm kích huyền thoại Su-27. Tiêm kích đa năng Su-35 trong thiết kế chế tạo được ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến dùng cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Su-35 được đánh giá có thể đối địch với tiêm kích tàng hình F-35 và F-22A.
Thành Đô J-20 là mẫu thử nghiệm tiêm kích thế hệ thứ 5 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Thành Đô nghiên cứu phát triển cho Không quân Trung Quốc. J-20 mang trên mình nhiều đặc điểm tương tự F-22, Su T-50. Theo một số nguồn tin, J-20 có khả năng tàng hình, thiết kế vũ khí trong thân, trang bị hệ thống điện tử tiên tiến.
Tiêm kích tàng hình F-35 là mẫu thiết kế chiến đấu cơ mới nhất của Mỹ, máy bay có khả năng tàng hình, trang bị hệ thống điện tử tiên tiến. Biến thể F-35B thậm chí có khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng, nó được dùng cho Lính thủy Đánh bộ Mỹ hoạt động trên các tàu đổ bộ có sân bay kích thước nhỏ.
Tiêm kích đa năng thế hệ 4 Eurofighter Typhoon (Anh, Đức, Italy) có thể được coi là một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất hiện nay. Đặc biệt, tiêm kích Typhoon có khả năng “phá vỡ bức tường âm thanh” mà không cần sử dụng buồng đốt lần 2. Hiện nay, Typhoon và F-22 là 2 chiến đấu cơ hiện đại duy nhất công nhận có khả năng đó.
F-16 Fighting Falcon (Mỹ) là loại máy bay không chiến thành công với nhiều ưu thế cải tiến như buồng lái hoàn toàn kính dạng bong bóng giúp tăng tầm quan sát, thanh điều khiển bên giúp dễ dàng điều khiển trong điều kiện trọng lực cao, và ghế phi công nghiêng 30 độ giúp giảm hiệu ứng trọng lực lên phi công. Đây cũng là chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên có chủ đích thiết kế chống lại trọng lực quay vòng lên tới 9G. Nó cũng là một trong số ít máy bay phản lực có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lớn hơn một, khiến chiếc F-16 có khả năng tăng tốc cực tốc. Bằng chứng cho sự thành công của F-16 là hiện có 25 quốc gia trên thế giới sử dụng loại này.
Sukhoi PAK FA T-50 là mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 đang thử nghiệm của Không quân Nga được thiết kế đối chọi với tiêm kích F-22 và F-35 của Mỹ. Su T-50 thiết kế với công nghệ tàng hình tiên tiến, tính cơ động cực cao, tiết kiệm nhiên liệu với động cơ thế hệ mới, trang bị hệ thống radar mạng pha có tầm trinh sát tới 400km, theo dõi 60 mục tiêu và tiêu diệt cùng lúc 16 mục tiêu và kho vũ khí đồ sộ gồm hầu hết tên lửa, bom tối tân nhất của Nga.
JAS-39 Gripen là mẫu tiêm kích đa năng hạng nhẹ do hãng Saab Thụy Điển phát triển được đánh giá có hệ thống điện tử rất hiện đại, cơ động cao, vũ khí đa năng mạnh mẽ nhưng chi phí hoạt động lại rất thấp.
MiG-35 là mẫu tiêm kích đa năng hiện đại hàng đầu nước Nga được cải tiến từ tiêm kích MiG-29 với việc hiện địa hóa mạnh hệ thống điện tử gồm radar mạng pha AESA, tổ hợp ngắm quang điện tử, trang bị động cơ kiểm soát lực đẩy vector với khả năng phụt chỉnh hướng, tốc độ leo cao cực nhanh (vượt hơn hẳn Su-35, F/A-18 hay F-15E), mang được nhiều vũ khí tối tân. MiG-35 được xem là một trong những ứng viên sáng giá cho việc thay thế MiG-21 Việt Nam.
J-10 là mẫu tiêm kích nội địa ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Thành Đô, Trung Quốc tự phát triển. Mẫu máy bay này được đánh giá là có tính cơ động tốt, trang bị hệ thống điện tử hàng không mạnh mẽ, vũ khí đa năng. Đáng tiếc là Trung Quốc hiện vẫn phải sử dụng động cơ do Nga chế tạo trên J-10.
B-2 Spirit là máy bay ném bom chiến lược tàng hình đầu tiên trên thế giới do Tập đoàn Northrop Grumman (Mỹ) phát triển. Với khả năng tàng hình ưu việt, B-2 có thể thâm nhập vào hệ thống phòng không tinh vi nhất, dày đặc nhất của đối phương. Ngoài năng lực tàng hình, B-2 có sức tấn công mạnh mẽ với khả năng mang 23 tấn vũ khí gồm cả bom hạt nhân. Điểm yếu duy nhất của B-2 có lẽ là nằm ở giá cả và chi phí bảo dưỡng "đắt khủng khiếp".
Rafale là mẫu tiêm kích đa năng tối tân do Tập đoàn Dassault Aviation, Pháp thiết kế phát triển. Máy bay được đánh giá là có khả năng tàng hình nhẹ, thiết kế với công nghệ điện tử hàng không tối tân nhất như radar mạng pha RBE2 (theo dõi 40 mục tiêu và dẫn tên lửa tấn công 8 mục tiêu cùng lúc), hệ thống điện tử hàng không tích hợp SPECTRA, mang tổng cộng 9 tấn vũ khí trên 14 giá treo.
F/A-18E/F Super Hornet là mẫu tiêm kích hạm đáng tin cậy của Không quân Hải quân Mỹ chuyên hoạt động trên tàu sân bay. Máy bay được trang bị hệ thống radar mạng pha điện tử AN/APG-79 tối tân, kho vũ khí tấn công chính xác cao và bán kính chiến đấu rất xa.
Tu-160 là mẫu máy bay ném bom chiến lược, tầm xa mạnh nhất châu Âu do hãng Tupolev, Nga thiết kế phát triển. Tu-160 hiện giữ kỷ lục là máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới từng được chế tạo với tổng trọng lượng cất cánh tối đa tới 275 tấn, đồng thời nó cũng là máy bay ném bom chiến lược nhanh nhất thế giới hiện nay với vận tốc gấp 2 lần vận tốc âm thanh.
F-22 Raptor là mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới được đưa vào hoạt động. F-22 được thiết kế với công nghệ tàng hình hiện đại, trang bị động cơ phản lực tích hợp bộ phận điều chỉnh hướng phụt, hệ thống radar mạng pha AN/APG-77 tối tân có thể giúp máy bay làm nhiệm vụ tấn công điện tử.
A-10 được xem là loại máy bay cường kích đáng sợ nhất thế giới do Mỹ sản xuất. Tuy có tốc độ bay chậm, nhưng trong tác chiến chống tăng thì A-10 thực sự là "cơn ác mộng" khi nó có thể nướng chín bất kỳ loại xe tăng, xe bọc thép nào bằng kho vũ khí "khủng" gồm một pháo 30mm 6 nòng có tốc độ bắn cực cao và 11 giá treo mang được tên lửa chống tăng và bom có điều khiển.
Su-30MK là một trong những mẫu máy bay tiêm kích đa năng thành công nhất của Nga trên thị trường xuất khẩu thế giới. Su-30MK được cải tiến từ dòng tiêm kích Su-27 với buồng lái 2 chỗ ngồi, có thể mang tổng cộng 8 tấn vũ khí, tính cơ động cao, tầm bay xa. Hiện nay, Su-30MK được xuất khẩu cho 9 quốc gia trên thế giới với nhiều biến thể tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng đặt ra. Việt Nam hiện có trong biên chế 24 tiêm kích đa năng Su-30MK2 tối ưu cho khả năng đánh biển.