Súng cối hay có thể gọi là pháo cối (thường thì từ súng cối được gọi phổ biến hơn) là một trong 4 loại hỏa lực cơ bản của pháo binh. Đặc điểm của súng cối là pháo nòng nhẵn không có khương tuyến, quỹ đạo bắn là một hình cầu vồng có góc bắn (góc giữa mặt phẳng ngang và trục nòng pháo) rất lớn (trên 45 độ), quỹ đạo hình cầu vồng dựng đứng hay người ta thường nói là bắn theo kiểu đạn treo. Nó rất phù hợp trong tác chiến đánh gần, có thể tiêu diệt các mục tiêu bị khuất lấp bởi vật cản đồng thới nó có thể bắn ra từ vị trí được che chắn tốt.
Hiện Quân đội Nga có trong biên chế lượng lớn súng cối nhiều chủng loại khác nhau, gồm cả cối tự hành. Trong ảnh là súng cối hạng nặng 2S12 Sani được thiết kế và đưa vào sử dụng năm 1981, khoảng 1.500 khẩu đã được sản xuất, chủ yếu phục vụ trong các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ), gồm cả Nga.
Súng cối 2S12 Sani nặng khoảng 190kg nếu khung có khung gầm giá lắp, kíp pháo gồm 5 người, sử dụng đạn cối nổ mạnh cỡ 120mm, tốc độ bắn 12 phát/phút với tầm bắn hiệu quả 500m tới 7,1km. Trong ảnh, khẩu súng cối 2S12 Sani được tách rời với xe kéo 2 bánh 2F510.
Còn trong ảnh là súng cối 2B14 Podnos được thiết kế trang bị cho các đơn vị bộ binh nhẹ, sản xuất từ đầu những năm 1980. Hiện nó được sử dụng chủ yếu bởi Nga và số lượng nhỏ được xuất cho Malaysia.
2B14 nặng 41,88kg, kíp pháo thủ 4 người, bắn đạn cỡ 82mm nổ mạnh nặng 3,14kg, tốc độ bắn 24-30 phát/phút với tầm bắn 800m tới 4,27km.
Súng cối tự động 2B9 Vasilek được Liên Xô phát triển từ những năm 1960, hiện trang bị chủ yếu trong Quân đội Nga và một vài nước khác. Điểm đặc biệt trên loại cối này là có thể nạp đạn từ cả đầu và đuôi súng.
2B9 có trọng lượng chiến đấu lên tới 632kg, bắn đạn cỡ 82mm nặng 3,23kg, tốc độ bắn lý thuyết 100-120 phát/phút, tầm bắn tối đa tới 4,27kg. Nó có thể bắn đạn xuyên giáp trọng lượng 3,1kg có thể xuyên thủng giáp dày 100mm.
Bên cạnh việc sử dụng các súng cối từ thời Liên Xô, Nga cũng đang thiết kế nhiều mẫu cối mới. Điển hình là súng cối bán tự động nạp bằng đuôi (không phải từ đầu) 2B23 Nona-M1 - do công ty Tsniitochmash thiết kế, giới thiệu lần đầu tại triển lãm Abu Dhabi năm 2011. Nó chi viện hỏa lực gián tiếp cho các đơn vị bộ binh trong cả ban ngày, ban đêm, mọi điều kiện thời tiết.
2B23 nặng khoảng 507kg (trọng lượng hành quân) hoặc 415kg (khi chiến đấu, bỏ xe kéo 2 bánh), kíp pháo thủ 5 người, tốc độ bắn lý thuyết 70 phát/phút, tầm bắn từ 900m tới 8,8km với đạn nổ mạnh.
Về cối tự hành, hiện Quân đội Nga sử dụng chủ yếu các tổ hợp cối tự hành 2S9 Nona và 2S23 Nona-SVK. Trong đó, 2S9 Nona-S được thiết kế từ thời Liên Xô, Quân đội Nga hiện có khoảng 500 khẩu loại này. Nona-S được thiết kế trên khung gầm xe thiết giáp của lính dù BTR-D, trang bị khẩu cối nạp đuôi 2A51 120mm đạt tầm bắn xa 8,85km với đạn thường hoặc 12,8km với đạn có trợ lực. Đặc biệt, nó có thể bắn đạn tự dẫn lade Kitolov-2 với tầm 9km.
Còn 2S23 Nona-SVK vốn là biến thể của 2S9 Nona-S nhưng dùng khung gầm xe thiết giáp bánh lốp BTR-80. Nó được trang bị tháp pháo nhẹ hơn với khẩu cối 2A60 120mm đạt tầm bắn 8,85km với đạn thường, 12,8km với đạn tăng tầm.
Tổ hợp cối tự hành mới nhất được phát triển dưới thời nước Nga là 2S31 Vena, nó ra đời năm 1996 nhưng chủ yếu dành cho mục đích xuất khẩu, không được trang bị cho Lục quân Nga. Vena được trang bị khẩu pháo rãnh xoắn 2A80 cỡ 120mm đạt tốc độ bắn 8-10 phát/phút, tầm bắn 7,2-13km.
Pháo tự hành 2S31 có thể nạp đạn thủ công từ cửa mở bọc giáp phía phải thành xe hoặc nạp đạn cơ khí từ cơ số đạn mang theo tới 70 viên gồm các loại đạn nổ mạnh phá mảnh OF-49, OF-51 cỡ 120-mm dùng chung với pháo 2A51. Những loại đạn này được xem là có hiệu quả sát thương tương đương với đạn của các loại pháo có cỡ nòng lớn hơn như 152-mm và 155-mm.
Súng cối hay có thể gọi là pháo cối (thường thì từ súng cối được gọi phổ biến hơn) là một trong 4 loại hỏa lực cơ bản của pháo binh. Đặc điểm của súng cối là pháo nòng nhẵn không có khương tuyến, quỹ đạo bắn là một hình cầu vồng có góc bắn (góc giữa mặt phẳng ngang và trục nòng pháo) rất lớn (trên 45 độ), quỹ đạo hình cầu vồng dựng đứng hay người ta thường nói là bắn theo kiểu đạn treo. Nó rất phù hợp trong tác chiến đánh gần, có thể tiêu diệt các mục tiêu bị khuất lấp bởi vật cản đồng thới nó có thể bắn ra từ vị trí được che chắn tốt.
Hiện Quân đội Nga có trong biên chế lượng lớn súng cối nhiều chủng loại khác nhau, gồm cả cối tự hành. Trong ảnh là súng cối hạng nặng 2S12 Sani được thiết kế và đưa vào sử dụng năm 1981, khoảng 1.500 khẩu đã được sản xuất, chủ yếu phục vụ trong các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ), gồm cả Nga.
Súng cối 2S12 Sani nặng khoảng 190kg nếu khung có khung gầm giá lắp, kíp pháo gồm 5 người, sử dụng đạn cối nổ mạnh cỡ 120mm, tốc độ bắn 12 phát/phút với tầm bắn hiệu quả 500m tới 7,1km. Trong ảnh, khẩu súng cối 2S12 Sani được tách rời với xe kéo 2 bánh 2F510.
Còn trong ảnh là súng cối 2B14 Podnos được thiết kế trang bị cho các đơn vị bộ binh nhẹ, sản xuất từ đầu những năm 1980. Hiện nó được sử dụng chủ yếu bởi Nga và số lượng nhỏ được xuất cho Malaysia.
2B14 nặng 41,88kg, kíp pháo thủ 4 người, bắn đạn cỡ 82mm nổ mạnh nặng 3,14kg, tốc độ bắn 24-30 phát/phút với tầm bắn 800m tới 4,27km.
Súng cối tự động 2B9 Vasilek được Liên Xô phát triển từ những năm 1960, hiện trang bị chủ yếu trong Quân đội Nga và một vài nước khác. Điểm đặc biệt trên loại cối này là có thể nạp đạn từ cả đầu và đuôi súng.
2B9 có trọng lượng chiến đấu lên tới 632kg, bắn đạn cỡ 82mm nặng 3,23kg, tốc độ bắn lý thuyết 100-120 phát/phút, tầm bắn tối đa tới 4,27kg. Nó có thể bắn đạn xuyên giáp trọng lượng 3,1kg có thể xuyên thủng giáp dày 100mm.
Bên cạnh việc sử dụng các súng cối từ thời Liên Xô, Nga cũng đang thiết kế nhiều mẫu cối mới. Điển hình là súng cối bán tự động nạp bằng đuôi (không phải từ đầu) 2B23 Nona-M1 - do công ty Tsniitochmash thiết kế, giới thiệu lần đầu tại triển lãm Abu Dhabi năm 2011. Nó chi viện hỏa lực gián tiếp cho các đơn vị bộ binh trong cả ban ngày, ban đêm, mọi điều kiện thời tiết.
2B23 nặng khoảng 507kg (trọng lượng hành quân) hoặc 415kg (khi chiến đấu, bỏ xe kéo 2 bánh), kíp pháo thủ 5 người, tốc độ bắn lý thuyết 70 phát/phút, tầm bắn từ 900m tới 8,8km với đạn nổ mạnh.
Về cối tự hành, hiện Quân đội Nga sử dụng chủ yếu các tổ hợp cối tự hành 2S9 Nona và 2S23 Nona-SVK. Trong đó, 2S9 Nona-S được thiết kế từ thời Liên Xô, Quân đội Nga hiện có khoảng 500 khẩu loại này. Nona-S được thiết kế trên khung gầm xe thiết giáp của lính dù BTR-D, trang bị khẩu cối nạp đuôi 2A51 120mm đạt tầm bắn xa 8,85km với đạn thường hoặc 12,8km với đạn có trợ lực. Đặc biệt, nó có thể bắn đạn tự dẫn lade Kitolov-2 với tầm 9km.
Còn 2S23 Nona-SVK vốn là biến thể của 2S9 Nona-S nhưng dùng khung gầm xe thiết giáp bánh lốp BTR-80. Nó được trang bị tháp pháo nhẹ hơn với khẩu cối 2A60 120mm đạt tầm bắn 8,85km với đạn thường, 12,8km với đạn tăng tầm.
Tổ hợp cối tự hành mới nhất được phát triển dưới thời nước Nga là 2S31 Vena, nó ra đời năm 1996 nhưng chủ yếu dành cho mục đích xuất khẩu, không được trang bị cho Lục quân Nga. Vena được trang bị khẩu pháo rãnh xoắn 2A80 cỡ 120mm đạt tốc độ bắn 8-10 phát/phút, tầm bắn 7,2-13km.
Pháo tự hành 2S31 có thể nạp đạn thủ công từ cửa mở bọc giáp phía phải thành xe hoặc nạp đạn cơ khí từ cơ số đạn mang theo tới 70 viên gồm các loại đạn nổ mạnh phá mảnh OF-49, OF-51 cỡ 120-mm dùng chung với pháo 2A51. Những loại đạn này được xem là có hiệu quả sát thương tương đương với đạn của các loại pháo có cỡ nòng lớn hơn như 152-mm và 155-mm.