Su-25 Frogfoot được biết đến như một máy bay cường kích hỗ trợ/tấn công mặt đất rất thành công của Liên Xô. Ra đời vào những năm 1970, Froggfoot là nỗi ám ảnh kinh hoàng với các “vua chiến trường” - xe tăng.
Cũng giống như đối thủ của nó là A-10 Thunderbolt (Mỹ), Su-25 ưu tiên khả năng chịu tải và tốc độ thấp để có thể tấn công các mục tiêu mặt đất tốt hơn. Nó cũng có lớp giáp vượt trội dày 24mm bằng titan bao bọc quay khu buồng lái.
Su-25 có khả năng mang 4,4 tấn vũ khí, đặc biệt là ở khả năng sử dụng tên lửa để tấn công/phòng thủ. Ví dụ: tên lửa chống tăng có điều khiển như AT-9, tên lửa không đối không R-60... tất cả được gắn trên 8 mấu treo trên cánh.
Su-25 đã thực hiện hàng nghìn phi vụ trong các cuộc chiến Afghanistan, Chechnya, chiến tranh vịnh Péc xích và bây giờ là trong xung đột ở Ukraine. Phiên bản nâng cấp mạnh nhất Su-25SM xuất hiện từ tháng 1/2007, biến thể mới trang bị radar Phazotron Kopyo-25M, hệ thống điều khiển hỏa lực SUO-39, máy tính, hệ thống đối phó mới...Hiện nay, khoảng 180 Su-25 còn phục vụ trong quân đội Nga, khoảng 80 chiếc sẽ cấp lên chuẩn SM cho đến năm 2020.
So với Tupolev và Mikoyan-Gurevich, việc làm ăn của Sukhoi tốt hơn nhiều. Sự thành công của dòng tiêm kích Su-27 Flanker đã đóng góp lớn cho điều này. Một trong những loại chiến đấu cơ mạnh nhất được phát triển từ Su-27 là Super Flanker Su-35 giờ đây đang đóng vai trò là mũi nhọn trong lực lượng không quân Nga cho đến khi các PAK FA “đủ lông đủ cánh”. Su-35 là một máy bay thế hệ thứ 4++ đươc tích hợp nhiều công nghệ của thế hệ 5. Đây được xem là đỉnh cao phát triển của các chiến đấu cơ không (hoặc ít) có khả năng tàng hình. Hệ thống điện tử với radar mảng pha bị động Irbis-E tìm kiếm và tấn công mục tiêu từ khoảng cách 400km. Radar có thể theo dõi 30 mục tiêu, nhắm bắn 8 mục tiêu cùng lúc, thiết bị ngắm quang-điện tử, bộ tác chiến điện tử Khibiny-M, bộ gây nhiễu và làm giả tín hiệu radar KNIRTI 14 và 518. Đặc điểm nổi bật khác của Su-35 là sự mạnh mẽ của hệ thống động lực. Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin AL-41F tích hợp khả năng kiểm soát véc tơ lực đẩy đem lại tính cơ động cực cao.
Su-35S có khả năng mang một lượng vũ khí-khí tài tác chiến khổng lồ và đa dạng trên 12-14 mấu treo. Nó sử dụng chung nhiều vũ khí với PAK FA như các tên lửa đối không đời mới nhất nâng cấp từ R-77 và R-73. Bộ quốc phòng Nga đã đặt hàng tổng cộng 48 Su-35 để đáp ứng nhu cầu thời đại mới.
PAK FA hay T-50 là chương trình hàng không tham vọng nhất trong lịch sử nước Nga. Sản phẩm của Sukhoi được kỳ vọng là một trong nhưng tiềm kích thế hệ 5 hoàn hảo nhất. Công nghệ tàng hình, radar mang pha đa nhiệm AESA, các hệ thống máy tính và điện tử hiện đại được tích hợp. PAK FA cũng tiếp nối được ưu điểm của những tiêm kích đàn anh là khả năng siêu cơ động, siêu hành trình, tầm hoạt động và trang bị kho vũ khí lớn, trong đó có nhiều loại thuộc hàng "đỉnh".
Kể từ lần cất cánh đầu tiên vào tháng 1/2010, đến cuối năm 2013 các mẫu thử T-50 đã thực hiện 450 chuyến bay phục vụ cho chương trình thử nghiệm ở các giai đoạn khác nhau. Chương trình PAK FA/T-50 được coi là đã gần về đến đích, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đặc biệt là về tiến độ. Quân đội Nga dự định được trang bị từ 400-450 PAK FA trong giai đoạn 2020-2040. Ấn Độ, nước được cho là đã đóng góp tới 6 tỷ USD cho chương trình chắc chắn sẽ trở thành nước thứ hai có được loại máy bay này.
Tu-95 là một huyền thoại của Không quân Nga, dòng máy bay chiến lược này được chính thức phát triển từ năm 1951, lâu năm hơn cả tuổi đời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Những chiếc Tu-95 (Bear A) đầu tiên được thiết kế để thuần túy mang bom thường/hạt nhân sau này được chuyển sang làm máy bay huấn luyện. Ở các biến thể tiếp theo, Tu-95 ngày càng được đa dạng hóa khả năng như vác tên lửa, trinh sát, săn ngầm... Tu-95 trở thành một trong những biểu tượng thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Động cơ phản lực cánh quạt NK-12 có khả năng dẻo dai bền bỉ, đảm bảo cho các chuyến bay hành trình dài lên tới cả chục ngàn km. Nhờ đó “gấu bay” có thể thực hiện các chuyến tuần tra đến bờ biển California, lên Bắc Cực hoặc qua vùng biển Nhật Bản. Chúng thường áp sát hoạt động của các lực lượng NATO, đặc biệt là các cụm tàu sân bay Mỹ. Những vụ chạm chán giữa Tu-95 với chiến đấu cơ phương Tây vì thế mà cũng xảy ra rất thường xuyên. Sau này, Tu-95 từ bỏ hẳn việc mang bom mà trở thành giá phóng trên không cho các siêu tên lửa hành trình Kh-55/101. Tu-95MS có thể mang tới 16 quả tên lửa tên lửa loại này.
Nga đã cố gắng mua lại những chiếc Tu-95 còn sót lại ở những quốc gia thuộc Liên Xô cũ như Kazakhstan và UkraineCó thể tìm thấy sự tương đồng giữa Tu-95 với B-52 - dòng máy bay chiến lược rất lâu năm của Mỹ và vẫn còn tỏ ra rất hữu dụng trong một thời gian dài nữa. Hiện nay, Moscow có khoảng 55 máy bay Tu-95 đang phụ vụ, tất cả chúng đều đã trải qua nhiều lần đại tu, nâng cấp hiện đại hóa. "Thiên Nga Trắng Tu-160" là dòng máy bay chiến lược cuối cùng in trên mình huy hiệu của CCCP (Liên Xô), đồng thời cũng là máy bay chiến lược hiện đại nhất của nước Nga bây giờ. Tu-160 nặng 275 tấn, đã từng thiết lập tới 44 kỷ lục thế giới. Chúng được trang bị 4 động cơ cực khỏe cho tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, có khả năng mang 40 tấn vũ khí trong 2 khoang chứa (nếu mang tên lửa, nó mang được 12 quả Kh-55). 130 tấn nhiên liệu mang theo cho phép Tu-160 “tung cánh” liên tục trong 15 tiếng, độ dài đường bay tương ứng là 13.000km.
Tu-160 được sản xuất từ năm 1984 và thật đáng tiếc khi Liên Xô tan rã, chương trình phát triển loại máy bay này vẫn còn đang dang dở. 19 chiếc thuộc về một trung đoàn đóng ở Ukraine gần như bị bỏ hoang phế. Moscow mà đặc biệt là Thủ tướng khi đó là V.Putin đã nỗ lực đưa chúng quay trở về. Tuy nhiên, nước Nga chỉ cứu được 8 chiếc Tu-160. Trừ một chiếc được Ukraine cho vào viện bảo tàng, tất cả còn lại đều bị xẻ thịt không thương tiếc. Thật thú vị khi ta có thể tìm thấy nhiều điểm tương đồng giữa Tu-160 và B-1B Lancer của Mỹ. Tu-160 ra đời sau và vượt trội hơn nhiều. Hiện còn 16 Tu-160 đang phục vụ trong Không quân Nga.
Su-25 Frogfoot được biết đến như một máy bay cường kích hỗ trợ/tấn công mặt đất rất thành công của Liên Xô. Ra đời vào những năm 1970, Froggfoot là nỗi ám ảnh kinh hoàng với các “vua chiến trường” - xe tăng.
Cũng giống như đối thủ của nó là A-10 Thunderbolt (Mỹ), Su-25 ưu tiên khả năng chịu tải và tốc độ thấp để có thể tấn công các mục tiêu mặt đất tốt hơn. Nó cũng có lớp giáp vượt trội dày 24mm bằng titan bao bọc quay khu buồng lái.
Su-25 có khả năng mang 4,4 tấn vũ khí, đặc biệt là ở khả năng sử dụng tên lửa để tấn công/phòng thủ. Ví dụ: tên lửa chống tăng có điều khiển như AT-9, tên lửa không đối không R-60... tất cả được gắn trên 8 mấu treo trên cánh.
Su-25 đã thực hiện hàng nghìn phi vụ trong các cuộc chiến Afghanistan, Chechnya, chiến tranh vịnh Péc xích và bây giờ là trong xung đột ở Ukraine. Phiên bản nâng cấp mạnh nhất Su-25SM xuất hiện từ tháng 1/2007, biến thể mới trang bị radar Phazotron Kopyo-25M, hệ thống điều khiển hỏa lực SUO-39, máy tính, hệ thống đối phó mới...Hiện nay, khoảng 180 Su-25 còn phục vụ trong quân đội Nga, khoảng 80 chiếc sẽ cấp lên chuẩn SM cho đến năm 2020.
So với Tupolev và Mikoyan-Gurevich, việc làm ăn của Sukhoi tốt hơn nhiều. Sự thành công của dòng tiêm kích Su-27 Flanker đã đóng góp lớn cho điều này. Một trong những loại chiến đấu cơ mạnh nhất được phát triển từ Su-27 là Super Flanker Su-35 giờ đây đang đóng vai trò là mũi nhọn trong lực lượng không quân Nga cho đến khi các PAK FA “đủ lông đủ cánh”.
Su-35 là một máy bay thế hệ thứ 4++ đươc tích hợp nhiều công nghệ của thế hệ 5. Đây được xem là đỉnh cao phát triển của các chiến đấu cơ không (hoặc ít) có khả năng tàng hình. Hệ thống điện tử với radar mảng pha bị động Irbis-E tìm kiếm và tấn công mục tiêu từ khoảng cách 400km. Radar có thể theo dõi 30 mục tiêu, nhắm bắn 8 mục tiêu cùng lúc, thiết bị ngắm quang-điện tử, bộ tác chiến điện tử Khibiny-M, bộ gây nhiễu và làm giả tín hiệu radar KNIRTI 14 và 518.
Đặc điểm nổi bật khác của Su-35 là sự mạnh mẽ của hệ thống động lực. Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin AL-41F tích hợp khả năng kiểm soát véc tơ lực đẩy đem lại tính cơ động cực cao.
Su-35S có khả năng mang một lượng vũ khí-khí tài tác chiến khổng lồ và đa dạng trên 12-14 mấu treo. Nó sử dụng chung nhiều vũ khí với PAK FA như các tên lửa đối không đời mới nhất nâng cấp từ R-77 và R-73. Bộ quốc phòng Nga đã đặt hàng tổng cộng 48 Su-35 để đáp ứng nhu cầu thời đại mới.
PAK FA hay T-50 là chương trình hàng không tham vọng nhất trong lịch sử nước Nga. Sản phẩm của Sukhoi được kỳ vọng là một trong nhưng tiềm kích thế hệ 5 hoàn hảo nhất. Công nghệ tàng hình, radar mang pha đa nhiệm AESA, các hệ thống máy tính và điện tử hiện đại được tích hợp.
PAK FA cũng tiếp nối được ưu điểm của những tiêm kích đàn anh là khả năng siêu cơ động, siêu hành trình, tầm hoạt động và trang bị kho vũ khí lớn, trong đó có nhiều loại thuộc hàng "đỉnh".
Kể từ lần cất cánh đầu tiên vào tháng 1/2010, đến cuối năm 2013 các mẫu thử T-50 đã thực hiện 450 chuyến bay phục vụ cho chương trình thử nghiệm ở các giai đoạn khác nhau.
Chương trình PAK FA/T-50 được coi là đã gần về đến đích, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đặc biệt là về tiến độ. Quân đội Nga dự định được trang bị từ 400-450 PAK FA trong giai đoạn 2020-2040. Ấn Độ, nước được cho là đã đóng góp tới 6 tỷ USD cho chương trình chắc chắn sẽ trở thành nước thứ hai có được loại máy bay này.
Tu-95 là một huyền thoại của Không quân Nga, dòng máy bay chiến lược này được chính thức phát triển từ năm 1951, lâu năm hơn cả tuổi đời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Những chiếc Tu-95 (Bear A) đầu tiên được thiết kế để thuần túy mang bom thường/hạt nhân sau này được chuyển sang làm máy bay huấn luyện. Ở các biến thể tiếp theo, Tu-95 ngày càng được đa dạng hóa khả năng như vác tên lửa, trinh sát, săn ngầm...
Tu-95 trở thành một trong những biểu tượng thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Động cơ phản lực cánh quạt NK-12 có khả năng dẻo dai bền bỉ, đảm bảo cho các chuyến bay hành trình dài lên tới cả chục ngàn km. Nhờ đó “gấu bay” có thể thực hiện các chuyến tuần tra đến bờ biển California, lên Bắc Cực hoặc qua vùng biển Nhật Bản. Chúng thường áp sát hoạt động của các lực lượng NATO, đặc biệt là các cụm tàu sân bay Mỹ.
Những vụ chạm chán giữa Tu-95 với chiến đấu cơ phương Tây vì thế mà cũng xảy ra rất thường xuyên. Sau này, Tu-95 từ bỏ hẳn việc mang bom mà trở thành giá phóng trên không cho các siêu tên lửa hành trình Kh-55/101. Tu-95MS có thể mang tới 16 quả tên lửa tên lửa loại này.
Nga đã cố gắng mua lại những chiếc Tu-95 còn sót lại ở những quốc gia thuộc Liên Xô cũ như Kazakhstan và Ukraine
Có thể tìm thấy sự tương đồng giữa Tu-95 với B-52 - dòng máy bay chiến lược rất lâu năm của Mỹ và vẫn còn tỏ ra rất hữu dụng trong một thời gian dài nữa. Hiện nay, Moscow có khoảng 55 máy bay Tu-95 đang phụ vụ, tất cả chúng đều đã trải qua nhiều lần đại tu, nâng cấp hiện đại hóa.
"Thiên Nga Trắng Tu-160" là dòng máy bay chiến lược cuối cùng in trên mình huy hiệu của CCCP (Liên Xô), đồng thời cũng là máy bay chiến lược hiện đại nhất của nước Nga bây giờ. Tu-160 nặng 275 tấn, đã từng thiết lập tới 44 kỷ lục thế giới.
Chúng được trang bị 4 động cơ cực khỏe cho tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, có khả năng mang 40 tấn vũ khí trong 2 khoang chứa (nếu mang tên lửa, nó mang được 12 quả Kh-55). 130 tấn nhiên liệu mang theo cho phép Tu-160 “tung cánh” liên tục trong 15 tiếng, độ dài đường bay tương ứng là 13.000km.
Tu-160 được sản xuất từ năm 1984 và thật đáng tiếc khi Liên Xô tan rã, chương trình phát triển loại máy bay này vẫn còn đang dang dở. 19 chiếc thuộc về một trung đoàn đóng ở Ukraine gần như bị bỏ hoang phế. Moscow mà đặc biệt là Thủ tướng khi đó là V.Putin đã nỗ lực đưa chúng quay trở về.
Tuy nhiên, nước Nga chỉ cứu được 8 chiếc Tu-160. Trừ một chiếc được Ukraine cho vào viện bảo tàng, tất cả còn lại đều bị xẻ thịt không thương tiếc. Thật thú vị khi ta có thể tìm thấy nhiều điểm tương đồng giữa Tu-160 và B-1B Lancer của Mỹ. Tu-160 ra đời sau và vượt trội hơn nhiều. Hiện còn 16 Tu-160 đang phục vụ trong Không quân Nga.