Đó là sĩ quan Quân đội Liên Xô Stanislav Evgrafovich Petrov sinh năm 1939 tại Fryazino (ngoại vi Moscow). Trong thời khắc “bên bờ vực chiến tranh”, ông là Trung tá - người đứng đầu sở chỉ huy Serpukhov-15 (hệ thống phát hiện tên lửa đạn đạo liên lục địa). Ông đã có quyết định sáng suốt, mà nhờ đó, toàn nhân loại đã được cứu thoát. Dưới đây là nội dung bài viết về sự kiện ít được biết đến này đăng trên trang mạng Tech-nomad:
Ba mươi năm trước loài người đã có thể biến mất, nếu như không có con người xuất thân từ Fryazino. "Rạng sáng ngày 26/9/1983, khi mà cả đất nước Liên Xô vẫn ngủ yên. Thế giới khi đó thật không yên ổn chút nào, chiến tranh lạnh đã lên đến đỉnh điểm, hai tuần trước chiếc Boeing chở khách của Hàn Quốc bị bắn rơi khi vô tình xâm phạm biên giới Liên Xô. Mỹ và đồng minh đã diên cuồng lên tiếng đòi trừng phạt. Bỗng nhiên, rạng sáng ngày hôm đó, tại sở chỉ huy Serpukhov-15, hệ thống phát hiện tên lửa từ vũ trụ hiện đại nhất ghi nhận sự xuất phát từ lãnh thổ Mỹ vài quả tên lửa đạn đạo liên lục địa hướng vào Liên Xô”, ông Petrov kể.
|
Rạng sáng ngày 26/9/1983, hệ thống cảnh báo chống tên lửa Liên Xô phát hiện tên lửa đạn đạo xuất phát từ lãnh thổ Mỹ hướng vào Liên Xô.
|
“Còi báo động vang rền sở chỉ huy, dòng chữ màu đỏ nhấp nháy. Sốc, đương nhiên là sốc rất lớn, về sau ông Petrov kể lại. Tất cả đứng bật dậy khỏi vị trí làm việc bên các bàn điều khiển, mọi người nhìn tôi. Còn tôi thì sao? Tất cả đều theo chỉ dẫn cho các sĩ quan trực tác chiến, bản chỉ dẫn mà chính tôi đã chấp bút. Chúng tôi đã làm tất cả những gì cần thiết. Đã kiểm tra hoạt động của tất cả các hệ thống. Ba mươi cấp độ kiểm tra, cái nọ tiếp nối cái kia. Các báo cáo đến dồn dập: mọi cái đều trùng khớp, xác suất là hai. Cao nhất”, ông nói.
Trung tá Petrov biết là có trách nhiệm phải báo cáo ngay lập tức tình hình cho ban lãnh đạo cao nhất của đất nước, lúc bấy giờ là báo cáo lên Andropov (Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ướng Đảng Cộng sản Liên Xô). Petrov hiểu rằng có xác suất 99,9% là Andropov - vốn là người không hay do dự sẽ ra lệnh đánh trả ồ ạt. Từng giây trôi nhanh. Tất cả người sĩ quan, binh lính tại sở chỉ huy đều chăm chú nhìn Petrov.
Nhiều năm sau, ông Petrov nói: “Trong 2-3 phút không thể phân tích được gì. Chỉ còn linh tính. Tôi có hai lập luận. Thứ nhất, cuộc tấn công bằng tên lửa không bao giờ bắt đầu từ một căn cứ, tên lửa sẽ được phóng lên từ tất cả các căn cứ cùng một lúc. Thứ hai, máy tính vốn dĩ là thằng ngốc. Nó có thể nhìn nhận nhiều thứ là cuộc phóng tên lửa”.
“Về sau các phóng viên Mỹ cố hỏi xem vệ tinh Liên Xô đã phát hiện sự phóng tên lửa từ căn cứ nào. Petrov đã trả lời: “Thì có gì khác đâu? đằng nào thì nước Mỹ đã có thể biến mất?”.
|
Nếu không có quyết định của Trung tá Petrov, chiến tranh hạt nhân đã nổ ra trên thế giới vào thời điểm ngày 26/9/1983.
|
Dựa vào linh tính, Trung tá Petrov đã tự nắm lấy vận mệnh tiếp theo của thế giới với trách nhiệm của bản thân, ông đã huỷ lệnh báo động và ghi nhận hoạt động của hệ thống gây sự cố là “đã khởi động nhầm”.
Ngay sau đó, sự việc đã làm rõ được là Trung tá Petrov đã đúng. Hệ thống phát hiện phóng tên lửa đã ghi nhận những vệt sáng mặt trời từ các đám mây cao, đánh giá chúng là dấu vết lửa phóng ra từ tên lửa.
Vào ngày hôm sau, ở sở chỉ huy Serpukhov-15 có rất nhiều ủy ban. Người ta đã vội hứa với Trung tá Petrov sẽ có nhiều phần thưởng, nhưng về sau đã tỉnh ra, bởi vì ông đã vi phạm điều lệnh, vốn chỉ là “một chiếc đinh ví” trong hệ thống, ông lại bắt đầu suy nghĩ và đưa ra quyết định. Thêm vào đó lại không kịp thời ghi chép vào sổ trực chiến.
Tư lệnh Phòng thủ chống tên lửa và Phòng thủ vũ trụ Liên Xô Tướng Yuri Votintsev đã có cuộc hỏi cung Petrov. Petrov nhớ lại: “Ông ấy hỏi, vì sao sổ ghi chép trực chiến của cậu không có gì?”. Tôi giải thích, là một tay thì cầm điện thoại báo cáo tình hình lên cấp trên, tay kia cầm microphone để tăng âm các mệnh lệnh của tôi cho cấp dưới. Không còn tay nào để viết nữa. Nhưng ông ấy không chịu: “Thế sao sau đó, khi đã hết báo động, lại không viết vào?”.
Tóm lại, Trung tá Petrov không nhận được bất cứ phần thưởng nào dù đã ngăn chặn được Chiến tranh Thế giới lần thứ 3. Mà nếu xảy ra nó sẽ còn tàn khốc hơn Chiến tranh Thế giới 2, thậm chí là đẩy toàn bộ loài người diệt vong.
Thậm chí, Trung tá Petrov còn bị mắng mỏ. Nhưng điều này thì người lính Petrov hiểu: “Nếu khen thưởng tôi vì vụ này thì sẽ có ai đó sẽ phải chịu tội rất nặng vì nó. Chủ yếu đó là những người đã soạn thảo SPRN (Hệ thống cảnh báo tấn công bằng tên lửa). Đó là các viện sĩ lớn, nhưng người đã nhận được hàng tỷ Rub. Cũng còn may là tôi không bị nhận tội đầy đủ vì không ghi sổ trực chiến”.
Toàn bộ câu chuyện được đưa vào bảo mật. Thậm chí nhiều năm vợ ông không biết chồng mình, người mà bà thường càu nhàu vì không đóng nắp hộp thuốc đánh răng và vứt bít tất lung tung, đã có lần cứu cả thế giới. Mãi đến năm 1998 mới có giải mật tài liệu.
|
Trung tá Petrov nay đã nghỉ hưu.
|
Ông Petrov vẫn giữ cấp trung tá và không lâu sau vụ việc đã làm đơn xin giải ngũ - Cứu nhân loại thêm một lần nữa đối với ông thậm chí thật sự là quá sức. Ở nước Nga do nhiều nguyên nhân (trong đó có vi phạm điều lệnh quân đội, trục trặc của hệ thống báo động vũ trụ) nên chuyện này không được tuyên truyền.
Vì vụ này mà ông bị stress nặng, mấy tháng nằm viện quân y, giải ngũ, được nhận một căn hộ nhỏ ở ngoại ô Fryazino, tỉnh Moscow và được lắp điện thoại mà không phải xếp hàng.
Dẫu sao, khi sự việc này được giải mã, trên thế giới người ta đã biết và nhớ ông, tặng thưởng cho ông phần thưởng nhỏ nhưng có giá trị tinh thần rất lớn.
Ngày 19/1/2006 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, cựu Trung tá Stanislav Petrov đã được tặng giải thưởng đặc biệt của tổ chức xã hội quốc tế Liên hiệp các công dân thế giới. Đó là một tượng nhỏ bằng pha lê “Cánh tay nâng Trái Đất” với dòngchữ khắc “Tặng Con người đã ngăn chặn chiến tranh hạt nhân”.
Đến nay bức tượng nhỏ này vẫn đứng cạnh đồ lưu niệm pha lê Liên Xô và đĩa đựng các trích muối bị bụi phủ trên tủ chè tại giá nhỏ ở Fryazino, nơi bây giờ người về hưu, trung tá đã giải ngũ Petrov sinh sống.
Ngày 24/2/2012 ở Baden– Baden, Stanislav Petrov được trao giải thưởng trong lĩnh vực các phương tiện thông tin đại chúng Đức năm 2011.
Ngày 17/2/2013, ông được nhận giải thưởng Drezden tặng cho việc ngăn chặn xung đột vũ trang (trị giá 25.000 Euro).