Trước năm 1991, lực lượng lính dù Liên Xô (hay tên gọi chính xác hơn là Bộ đội đổ bộ đường không Liên Xô, VDV) được tổ chức với quy mô rất lớn. Lực lượng của VDV Liên Xô thời điểm năm 1989 gồm 6 sư đoàn, 15 lữ đoàn, một lữ đoàn liên lạc, một trung đoàn độc lập và các đơn vị huấn luyện.Trang bị vũ khí của lính dù Liên Xô thời bấy giờ cũng cực kỳ hiện đại với đặc tính cơ động cao, hỏa lực mạnh, gọn nhẹ. Trong ảnh là pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-57 được phát triển từ cuối những năm 1940 cho lính dù Liên Xô.ASU-57 nặng chỉ 3,4 tấn, dài 3,48m, giáp dày 6mm, được trang bị khẩu pháo 57mm và đại liên 7,62mm. Với trọng lượng cực nhẹ, ASU-57 có khả năng chuyên chở trên các máy bay vận tải An-12 thuộc hàng lớn nhất Liên Xô khi đó.Sau 10 năm phục vụ, đến năm 1959, pháo ASU-57 bắt đầu được thay thế bởi mẫu ASU-85 mạnh mẽ hơn trong lính dù Liên Xô. ASU-85 sử dụng khung bệ cơ sở xe tăng lội nước PT-76, giáp xe dày đến 40-45mm, trang bị hỏa lực pháo D-70 85mm cho khả năng xuyên giáp khá tốt, tầm bắn thẳng hiệu quả 1.150m.Cả ASU-57 và ASU-85 đều mắc phải nhược điểm là giáp quá mỏng, trong khi hỏa lực không quá mạnh - chỉ chi viện bộ binh và chống thiết giáp. Cho nên hầu như chúng chỉ phục vụ trong thời gian không quá 10 năm rồi ngay sau đó bị thay thế. Ảnh: khẩu pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-85 tại Bảo tàng lịch sử bộ đội đổ bộ đường không Ryazan.Đến năm 1969, ASU-85 bắt đầu bị loại bỏ trong đơn vị cơ giới lính dù Liên Xô, ứng viên thay thế là xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-1. Mẫu xe này nặng 8,3 tấn, dài 5,4m, kíp lái 2 người và chở được thêm 6 lính dù.BMD-1 bọc giáp dày 26-33mm tùy từng vị trí - không khá hơn so với họ pháo ASU nhưng đổi lại nó có hỏa lực mạnh mẽ. Theo đó, BMD-1 trang bị tháp pháo tương tự xe chiến đấu bộ binh BMP-1 với pháo chính 73mm và tên lửa chống tăng cùng 3 khẩu đại liên 7,62mm.Từ năm 1980, bộ đội dù Liên Xô nhận thêm bản nâng cấp sâu rộng BMD-1 được định danh là BMD-2 với thay đổi chủ yếu nằm ở hỏa lực gồm: pháo tự động 30mm 2A42, tên lửa chống tăng có điều khiển.Cả BMD-1 và BMD-2 đều có thể vận chuyển bằng máy bay vận tải hạng trung - nặng An-12, An-22, Il-76 và An-124. Trong ảnh là chiếc BMD-2 sau khi nhảy dù thành công từ máy bay.Ngoài xe pháo tự hành, lính dù Liên Xô còn trang bị một số kiểu pháo kéo khác. Trong ảnh là khẩu lựu pháo M-30 122mm trưng bày tại Bảo tàng lịch sử bộ đội đổ bộ đường không Ryazan.Pháo chống tăng 57mm ZiS-2 đạt tầm bắn xa nhất 8,4km, tốc độ bắn 25 phát/phút.Pháo dã chiến cấp sư đoàn 76mm ZiS-3 đạt tầm bắn 13,29km, tốc độ bắn 25 phát/phút.Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 cỡ 23mm hai nòng.
Trước năm 1991, lực lượng lính dù Liên Xô (hay tên gọi chính xác hơn là Bộ đội đổ bộ đường không Liên Xô, VDV) được tổ chức với quy mô rất lớn. Lực lượng của VDV Liên Xô thời điểm năm 1989 gồm 6 sư đoàn, 15 lữ đoàn, một lữ đoàn liên lạc, một trung đoàn độc lập và các đơn vị huấn luyện.
Trang bị vũ khí của lính dù Liên Xô thời bấy giờ cũng cực kỳ hiện đại với đặc tính cơ động cao, hỏa lực mạnh, gọn nhẹ. Trong ảnh là pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-57 được phát triển từ cuối những năm 1940 cho lính dù Liên Xô.
ASU-57 nặng chỉ 3,4 tấn, dài 3,48m, giáp dày 6mm, được trang bị khẩu pháo 57mm và đại liên 7,62mm. Với trọng lượng cực nhẹ, ASU-57 có khả năng chuyên chở trên các máy bay vận tải An-12 thuộc hàng lớn nhất Liên Xô khi đó.
Sau 10 năm phục vụ, đến năm 1959, pháo ASU-57 bắt đầu được thay thế bởi mẫu ASU-85 mạnh mẽ hơn trong lính dù Liên Xô. ASU-85 sử dụng khung bệ cơ sở xe tăng lội nước PT-76, giáp xe dày đến 40-45mm, trang bị hỏa lực pháo D-70 85mm cho khả năng xuyên giáp khá tốt, tầm bắn thẳng hiệu quả 1.150m.
Cả ASU-57 và ASU-85 đều mắc phải nhược điểm là giáp quá mỏng, trong khi hỏa lực không quá mạnh - chỉ chi viện bộ binh và chống thiết giáp. Cho nên hầu như chúng chỉ phục vụ trong thời gian không quá 10 năm rồi ngay sau đó bị thay thế. Ảnh: khẩu pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-85 tại Bảo tàng lịch sử bộ đội đổ bộ đường không Ryazan.
Đến năm 1969, ASU-85 bắt đầu bị loại bỏ trong đơn vị cơ giới lính dù Liên Xô, ứng viên thay thế là xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-1. Mẫu xe này nặng 8,3 tấn, dài 5,4m, kíp lái 2 người và chở được thêm 6 lính dù.
BMD-1 bọc giáp dày 26-33mm tùy từng vị trí - không khá hơn so với họ pháo ASU nhưng đổi lại nó có hỏa lực mạnh mẽ. Theo đó, BMD-1 trang bị tháp pháo tương tự xe chiến đấu bộ binh BMP-1 với pháo chính 73mm và tên lửa chống tăng cùng 3 khẩu đại liên 7,62mm.
Từ năm 1980, bộ đội dù Liên Xô nhận thêm bản nâng cấp sâu rộng BMD-1 được định danh là BMD-2 với thay đổi chủ yếu nằm ở hỏa lực gồm: pháo tự động 30mm 2A42, tên lửa chống tăng có điều khiển.
Cả BMD-1 và BMD-2 đều có thể vận chuyển bằng máy bay vận tải hạng trung - nặng An-12, An-22, Il-76 và An-124. Trong ảnh là chiếc BMD-2 sau khi nhảy dù thành công từ máy bay.
Ngoài xe pháo tự hành, lính dù Liên Xô còn trang bị một số kiểu pháo kéo khác. Trong ảnh là khẩu lựu pháo M-30 122mm trưng bày tại Bảo tàng lịch sử bộ đội đổ bộ đường không Ryazan.
Pháo chống tăng 57mm ZiS-2 đạt tầm bắn xa nhất 8,4km, tốc độ bắn 25 phát/phút.
Pháo dã chiến cấp sư đoàn 76mm ZiS-3 đạt tầm bắn 13,29km, tốc độ bắn 25 phát/phút.
Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 cỡ 23mm hai nòng.