Tàu sân bay Sao Paulo mang số hiệu A12 thuộc Hải quân Brazil vốn là chiếc Foch thuộc lớp Clemenceau của Hải quân Pháp. Tàu Foch hạ thủy ngày 15/11/1957, chạy thử nghiệm ngày 23/7/1960, chính thức đưa vào hoạt động ngày 15/7/1963 và loại khỏi biên vào tháng 9/2000.Không lâu sau đó vào ngày 15/11/2000 Hải quân Brazil đã mua lại hàng không mẫu hạm này với giá chỉ 12 triệu USD và đổi tên thành Sao Paulo để thay thế cho tàu sân bay Minas Gerais vốn đã được đóng từ thế chiến thứ 2.Hải quân Brazil đã chi 70 triệu USD để mua một phi đội tiêm kích A-4 Skyhawk từ Kuwait, hình thành nhóm tác chiến trên tàu sân bay Sao Paulo. Theo một số nguồn tin, Hải quân Brazil sẽ duy trì hoạt động tàu sân bay này đến năm 2039. Khi đó có lẽ Sao Paulo là tàu sân bay có tuổi thọ lâu nhất với gần 80 “tuổi” hoạt động trên biển. Tàu sân bay Sao Paulo có chiều dài 256 m, rộng 31,7 m, mớn nước 8,6m, lượng giãn nước toàn tải đạt 32.800 tấn. Kho lưu trữ trên tàu có thể chứa 3000m3 nhiên liệu hàng không và 1.300 tấn đạn dược. Đường băng trên tàu có kích thước 165,5x29,5 m. Thủy thủ đoàn 1.338 người với 64 sĩ quan (1.920 người kể cả phi hành đoàn hoặc 984 người nếu tàu chỉ mang theo trực thăng).Hệ thống động lực của tàu gồm 6 nồi hơi với 4 tuabin hơi nước có tổng công suất 126.000 mã lực (94 MW) cho tốc độ tối đa đạt 32 hải lí/ giờ (59 km/h); tầm hoạt động 7.500 hải lí (13.900 km) khi chạy ở tốc độ 18 hải lí/ giờ. Tàu trang bị 2 máy phóng hơi nước cùng hệ thống cáp hãm đà để phóng và thu hồi máy bay. Sao Paulo là tàu sân bay trang bị máy phóng hơi nước nhỏ nhất thế giới đang hoạt động.Tàu sân bay Sao Paulo có thể mang theo tổng cộng 39 máy bay các loại, trong đó có 29 phi cơ cất cánh cố định và 17 trực thăng. Ngoài A-4 Skyhawk, trên tàu còn có phi đội trực thăng hỗn hợp AS-432 Cougar, HB-350 và HB-355 cùng với SH-3 Sea King.Tàu được trang bị radar cảnh giới trên không DRBV-23B và DRBI-10, radar tìm kiếm DRBV-15, radar kiểm soát NRBA-50, radar kiểm soát hỏa lực DRBC-31/32 và radar hàng hải DRBN-34..Không chỉ phục vụ riêng cho Hải quân Brazil, chiếc tàu sân bay này còn là nơi tập luyện của các phi công Hải quân Argentina. Hải quân Trung quốc cũng đã từng cử học viên sang học hỏi kinh nghiệm vận hành tàu sân bay.Để chống lại các cuộc tập kích đường không, Sao Paolo trang bị 2 bệ phóng gồm 16 tên lửa phòng không tầm ngắn SACP Crotla EIDR do Pháp chế tạo. Tên lửa Crotale có tầm bắn tối đa 16 km, trần bay 9 km, tốc độ 1.200 m/s, mang theo đầu đạn nặng 13 kg được dẫn đường bởi hồng ngoại kết hợp radio.Bên cạnh đó là 4 bệ phóng đôi Simbad của tên lửa phòng không vác vai Mistral. Tên lửa Mistral có tầm bắn 6 km, vận tốc 800 m/s mang theo đầu đạn nặng 3 kg được dẫn đường bằng đầu dò hồng ngoại.Nhiệm vụ chống tàu chiến mặt nước hay các tàu ven bờ được giao cho 4 pháo 100 mm. Loại pháo này cho tầm bắn tối đa 17km ở góc 40 độ, tầm bắn hiệu quả 6 km với mục tiêu trên không và 12 km với mục tiêu mặt nước. Hỗ trợ cho pháo 100 mm là 5 súng máy hạng nặng 12,7 mm.Vào năm 2013, tập đoàn công nghiệp tàu thủy DCNS đã giới thiệu mô hình tàu sân bay mang tên Porte-Avision 2 và đề xuất cung cấp tàu sân bay này cho Brazil. Tàu có lượng giãn nước đạt 75.000 tấn, dài 283 m, mớn nước 11,5 m. Nếu Brazil mua loại tàu sân bay này thì Brazil sẽ là quốc gia đầu tiên sở hữu tàu sân bay lớn thứ 2 thế giới sau tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ.
Tàu sân bay Sao Paulo mang số hiệu A12 thuộc Hải quân Brazil vốn là chiếc Foch thuộc lớp Clemenceau của Hải quân Pháp. Tàu Foch hạ thủy ngày 15/11/1957, chạy thử nghiệm ngày 23/7/1960, chính thức đưa vào hoạt động ngày 15/7/1963 và loại khỏi biên vào tháng 9/2000.
Không lâu sau đó vào ngày 15/11/2000 Hải quân Brazil đã mua lại hàng không mẫu hạm này với giá chỉ 12 triệu USD và đổi tên thành Sao Paulo để thay thế cho tàu sân bay Minas Gerais vốn đã được đóng từ thế chiến thứ 2.
Hải quân Brazil đã chi 70 triệu USD để mua một phi đội tiêm kích A-4 Skyhawk từ Kuwait, hình thành nhóm tác chiến trên tàu sân bay Sao Paulo. Theo một số nguồn tin, Hải quân Brazil sẽ duy trì hoạt động tàu sân bay này đến năm 2039. Khi đó có lẽ Sao Paulo là tàu sân bay có tuổi thọ lâu nhất với gần 80 “tuổi” hoạt động trên biển.
Tàu sân bay Sao Paulo có chiều dài 256 m, rộng 31,7 m, mớn nước 8,6m, lượng giãn nước toàn tải đạt 32.800 tấn. Kho lưu trữ trên tàu có thể chứa 3000m3 nhiên liệu hàng không và 1.300 tấn đạn dược. Đường băng trên tàu có kích thước 165,5x29,5 m. Thủy thủ đoàn 1.338 người với 64 sĩ quan (1.920 người kể cả phi hành đoàn hoặc 984 người nếu tàu chỉ mang theo trực thăng).
Hệ thống động lực của tàu gồm 6 nồi hơi với 4 tuabin hơi nước có tổng công suất 126.000 mã lực (94 MW) cho tốc độ tối đa đạt 32 hải lí/ giờ (59 km/h); tầm hoạt động 7.500 hải lí (13.900 km) khi chạy ở tốc độ 18 hải lí/ giờ. Tàu trang bị 2 máy phóng hơi nước cùng hệ thống cáp hãm đà để phóng và thu hồi máy bay. Sao Paulo là tàu sân bay trang bị máy phóng hơi nước nhỏ nhất thế giới đang hoạt động.
Tàu sân bay Sao Paulo có thể mang theo tổng cộng 39 máy bay các loại, trong đó có 29 phi cơ cất cánh cố định và 17 trực thăng. Ngoài A-4 Skyhawk, trên tàu còn có phi đội trực thăng hỗn hợp AS-432 Cougar, HB-350 và HB-355 cùng với SH-3 Sea King.
Tàu được trang bị radar cảnh giới trên không DRBV-23B và DRBI-10, radar tìm kiếm DRBV-15, radar kiểm soát NRBA-50, radar kiểm soát hỏa lực DRBC-31/32 và radar hàng hải DRBN-34..
Không chỉ phục vụ riêng cho Hải quân Brazil, chiếc tàu sân bay này còn là nơi tập luyện của các phi công Hải quân Argentina. Hải quân Trung quốc cũng đã từng cử học viên sang học hỏi kinh nghiệm vận hành tàu sân bay.
Để chống lại các cuộc tập kích đường không, Sao Paolo trang bị 2 bệ phóng gồm 16 tên lửa phòng không tầm ngắn SACP Crotla EIDR do Pháp chế tạo. Tên lửa Crotale có tầm bắn tối đa 16 km, trần bay 9 km, tốc độ 1.200 m/s, mang theo đầu đạn nặng 13 kg được dẫn đường bởi hồng ngoại kết hợp radio.
Bên cạnh đó là 4 bệ phóng đôi Simbad của tên lửa phòng không vác vai Mistral. Tên lửa Mistral có tầm bắn 6 km, vận tốc 800 m/s mang theo đầu đạn nặng 3 kg được dẫn đường bằng đầu dò hồng ngoại.
Nhiệm vụ chống tàu chiến mặt nước hay các tàu ven bờ được giao cho 4 pháo 100 mm. Loại pháo này cho tầm bắn tối đa 17km ở góc 40 độ, tầm bắn hiệu quả 6 km với mục tiêu trên không và 12 km với mục tiêu mặt nước. Hỗ trợ cho pháo 100 mm là 5 súng máy hạng nặng 12,7 mm.
Vào năm 2013, tập đoàn công nghiệp tàu thủy DCNS đã giới thiệu mô hình tàu sân bay mang tên Porte-Avision 2 và đề xuất cung cấp tàu sân bay này cho Brazil. Tàu có lượng giãn nước đạt 75.000 tấn, dài 283 m, mớn nước 11,5 m. Nếu Brazil mua loại tàu sân bay này thì Brazil sẽ là quốc gia đầu tiên sở hữu tàu sân bay lớn thứ 2 thế giới sau tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ.