Xe bọc thép Rhino do người Australia thiết kế trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới 2 với kiểu dáng mũi, thân xe rất kỳ cục kể cả so với thời đó. Chiếc xe được trang bị hỏa lực pháo 40mm và súng máy 7,7mm. Tuy nhiên, vì một số lý do nên người ta đã dừng dự án phát triển loại xe bọc thép này. Do đó, nó chỉ có một chiếc duy nhất được sản xuất.
Fox là mẫu phương tiện chiến đấu bọc thép do Canada sản xuất hồi chiến tranh thế giới 2 (khoảng 1.500 chiếc chế tạo), được thiết kế và dựa trên nguyên mẫu xe bọc thép Humber của Anh. Có lẽ điển hình thiết kế thời đó là xe bọc thép cần một người lái nên bố trí cửa sổ rất nhỏ ở vi trí giữa. Với kiểu bố trí này thì lái xe khó quan sát toàn cảnh chiến trường.
Humber LRC Mk IIIA còn gọi Humberette hoặc Ironside, là mẫu xe bọc thép của Anh được sản xuất với số lượng lớn (khoảng 3.600 chiếc) trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới 2.
Xe bọc thép hạng nhẹ GM Mark I của Canada, mẫu xe này được sản xuất cho Anh và các nước thuộc khối thịnh vượng chung. Động cơ của nó lớn và mạnh hơn so với xe bọc thép Humber của Anh. GM Mark I được trang bị súng máy Bren.
Xe bọc thép BA 64 được biên chế vào trong quân đội Liên Xô từ năm 1942 đến đầu những năm 1960. Nó được sử dụng trong các nhiệm vụ trinh sát, liên lạc. Ước tính, Liên Xô đã sản xuất hơn 9.000 xe bọc thép
BA-64.
Xe bọc thép Standard Beaverette do Anh sản xuất và sử dụng trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh thế giới 2. Đây có lẽ là mẫu xe bọc thép xấu nhất trên thế giới với kiểu dáng không "mê nổi".
Xe bọc thép S1 Scout do Autralia sản xuất và bán cho Quân đội Mỹ. Nó được trang bị 1 khẩu súng máy hạng nặng 12,7mm và 2 súng máy. Việc dùng "mui trần" khiến xe dễ bị tiêu diệt bởi lựu đạn địch - đơn giản họ chỉ việc quăng lựu đạn rơi vào xe.
Canada đã sản xuất xe tải bọc thép C15TA và đưa nó vào sử dụng hồi chiến tranh thế giới II. Nó được thiết kế cùng dòng với mẫu xe bọc thép M3 Scout của Mỹ.
Xe bọc thép Rhino do người Australia thiết kế trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới 2 với kiểu dáng mũi, thân xe rất kỳ cục kể cả so với thời đó. Chiếc xe được trang bị hỏa lực pháo 40mm và súng máy 7,7mm. Tuy nhiên, vì một số lý do nên người ta đã dừng dự án phát triển loại xe bọc thép này. Do đó, nó chỉ có một chiếc duy nhất được sản xuất.
Fox là mẫu phương tiện chiến đấu bọc thép do Canada sản xuất hồi chiến tranh thế giới 2 (khoảng 1.500 chiếc chế tạo), được thiết kế và dựa trên nguyên mẫu xe bọc thép Humber của Anh. Có lẽ điển hình thiết kế thời đó là xe bọc thép cần một người lái nên bố trí cửa sổ rất nhỏ ở vi trí giữa. Với kiểu bố trí này thì lái xe khó quan sát toàn cảnh chiến trường.
Humber LRC Mk IIIA còn gọi Humberette hoặc Ironside, là mẫu xe bọc thép của Anh được sản xuất với số lượng lớn (khoảng 3.600 chiếc) trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới 2.
Xe bọc thép hạng nhẹ GM Mark I của Canada, mẫu xe này được sản xuất cho Anh và các nước thuộc khối thịnh vượng chung. Động cơ của nó lớn và mạnh hơn so với xe bọc thép Humber của Anh. GM Mark I được trang bị súng máy Bren.
Xe bọc thép BA 64 được biên chế vào trong quân đội Liên Xô từ năm 1942 đến đầu những năm 1960. Nó được sử dụng trong các nhiệm vụ trinh sát, liên lạc. Ước tính, Liên Xô đã sản xuất hơn 9.000 xe bọc thép
BA-64.
Xe bọc thép Standard Beaverette do Anh sản xuất và sử dụng trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh thế giới 2. Đây có lẽ là mẫu xe bọc thép xấu nhất trên thế giới với kiểu dáng không "mê nổi".
Xe bọc thép S1 Scout do Autralia sản xuất và bán cho Quân đội Mỹ. Nó được trang bị 1 khẩu súng máy hạng nặng 12,7mm và 2 súng máy. Việc dùng "mui trần" khiến xe dễ bị tiêu diệt bởi lựu đạn địch - đơn giản họ chỉ việc quăng lựu đạn rơi vào xe.
Canada đã sản xuất xe tải bọc thép C15TA và đưa nó vào sử dụng hồi chiến tranh thế giới II. Nó được thiết kế cùng dòng với mẫu xe bọc thép M3 Scout của Mỹ.