Sự thật “động trời” các loại vũ khí Ukraine chế tạo

Google News

(Kiến Thức) - Ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine được cho là đã lắp các trang bị cũ lên vũ khí mới để xuất khẩu.

Đó là những thông tin trong bài phân tích mới đây của tờ Sputniknews cho biết. Theo bài phân tích này, thế giới đã được chứng kiến một vụ bê bối trong ngành xuất khẩu vũ khí của Ukraine khi mà mới đây lực lượng chính phủ Syria đã tịch thu được những lô chất nổ và mảnh giáp dùng cho các phương tiện của phiến quân IS có xuất xứ từ Ukraine.
Tờ RT (Nga) cho rằng, điều này phản ánh thực trạng của nền công nghiệp vũ khí Ukraine hiện nay. Trước đó vào ngày 20/11/2015, Bộ Nội vụ Kuwait tuyên bố đã bắt giữ một nhóm tội phạm chuyên cung cấp các vũ khí từ Ukraine cho Daesh. Tuy nhiên, đây chỉ là một dấu hiệu của sự bê bối trong ngành công nghiệp vũ khí Ukraine. Bởi ngoài việc bán cho ai thì chất lượng vũ khí mà Kiev bán cũng rất có vấn đề.
Đang tụt dốc nghiêm trọng
Bắt đầu từ năm 1991 khi Liên Xô tan vỡ, Ukraine đã tách ra và được thừa hưởng những khu công nghiệp quân sự lớn nhất của Liên Xô, với hơn 3 triệu nhân công làm việc ở hơn 3.000 xí nghiệp trên cả nước.
Bi mat “dong troi” cac loai vu khi Ukraine che tao
Xe tăng Oplot mà Thái Lan mua từ Ukraine bị cho là có thành phần động cơ cũ. Ảnh: Defence-blog.
24 năm sau đó, vẫn còn tới 140 xí nghiệp quốc phòng từ thời đó hoạt động. Đáng chú ý vào năm 2010, Tập đoàn Ukrobotonprom của Ukraine đã được thành lập, tập hợp 134 hãng sản xuất vũ khí và liên kết chặt chẽ với cơ quan xuất khẩu vũ khí nhà nước Ukraine là Ukrspetsexport.
Trong cuộc xung đột vũ trang ở Donbass, hơn 30 xí nghiệp được nhận nhiệm vụ sửa chữa các phần cứng thiết bị quân sự bị phá hỏng và xây dựng các thiết bị vũ khí mới. Phần lớn sản lượng vũ khí quân sự của Ukraine vẫn được bán ra nước ngoài ở những thị trường truyền thống và dường như không thay đổi ở thời điểm bắt đầu của cuộc nội chiến ở miền Đông Ukraine.
Theo Roman Romanov - Giám đốc điều hành Ukroboronprom cho biết, trong năm 2015 các hợp đồng xuất khẩu vũ khí của nước này ước đạt 1,3 tỷ USD. Thế nhưng theo Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stokholm (SIPRI) thì con số này đã bị giảm tới 323 triệu USD so với năm 2014.
Lấy thành phần cũ vẫn dán nhãn mới
Xe tăng và xe bóc thép là những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Ukraine. Vào ngày 21/5, 10 chiếc xe tăng Oplot-T đã được chuyển tới Thái Lan. Trước đó cũng có một lô tăng cùng loại được Ukraine bán cho thị trường này. Tuy nhiên, Sputnik cho biết, người Thái Lan vẫn chưa hài lòng bởi vì họ muốn Ukraine đẩy nhanh tiến độ giao hàng và giao đủ 49 chiếc xe tăng Oplot-T từ 3 năm trước.
Ukraine cũng thất bại ngay cả việc cung cấp đủ đạn cho Oplot như đối tác mong muốn. Không những thế Oplot-T được cung cấp cho Thái Lan còn được cho là chỉ thuộc loại xe tăng được cải tiến từ mẫu T-80 của Liên Xô.
Theo các báo của truyền thông Ukraine, hiện còn có hàng trăm động cơ xe tăng T-80 ở Ukraine, thừa để trang bị cho 29 xe tăng Oplot còn lại mà Thái Lan đang mong đợi.
Nếu đúng thế thì chẳng bao lâu nữa những cỗ tăng này sẽ lại phải nhờ đến Ukraine để tiến hành đại tu.
Bi mat “dong troi” cac loai vu khi Ukraine che tao-Hinh-2
MiG-21 của Croatia do Ukraine hiện đại hóa cũng được cho là mang động cơ cũ. Ảnh: Defensenews.
Trong khi đó vào ngày 7/7/2013, Ukrspetsexport nhận nhiệm vụ sửa chữa và nâng cấp 7 tiêm kích MiG-21 cho Croatia, đồng thời cung cấp thêm 5 chiếc chiến đấu cơ mới. Sau khi nhận từ Bộ quốc phòng Croatia 13 triệu Euros, Ukraine đã cung cấp các máy bay vào năm 2014. Sau một thời gian dài các máy bay gặp trục trặc, đến 8 tháng sau thì chỉ có 3 chiếc trong lô hàng mà Ukraine giao cho Croatia mới bay được.
Phía Croatia cho rằng, Ukraine đã lắp các thành phần cũ lên những máy bay này mà họ tiến hành sửa chữa, dán số seri mới lên những động cơ cũ mà họ lắp cho những chiếc MiG được gọi là “mới”. Đó là cách làm mà Sputnik cho là không khác gì kiểu trộm ôtô rồi thay đổi số khung, số biển trước khi bán.
Trước Croatia, vào năm 2009, Ukrspetsexport đã nhận được hợp đồng cung cấp 420 xe bọc giáp BTR-4 Bucephalus cho Iraq. Được công nhận là đạt tiêu chuẩn của NATO, các xe chiến đấu bọc giáp Bucephalus tự hào là chiến binh đường phố.
Tới năm 2013, chỉ có 88 chiếc xe này đã được chuyển giao. Nhưng thậm chí Iraq còn trả lợi 42 chiếc do có những vết nứt trên giáp và hủy bỏ hoàn toàn hợp đồng mua BTR-4 với Ukraine.
Theo truyền thông Iraq, 80% xe bọc thép do Ukraine cung cấp đã bị hư hỏng trước khi nhận nhiệm vụ năm 2013. Phía Kiev lại cho rằng, sự đổ vỡ hợp đồng với Iraq là do bị tình báo của nước khác gây ra.
Vẫn còn tham vọng
Trong năm 2015, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã đặt ra nhiệm vụ đầy tham vọng với ngành công nghiệp vũ khí của nước này khi tham gia câu lạc bộ của 5 nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu của thế giới.
Theo SIPRI, trong giai đoạn 2010-2014, Ukraine chiếm 3% tỷ trọng xuất khẩu vũ khí của toàn cầu, mục tiêu mà Ukraine theo đuổi dường như sẽ thành hiện thực. Nhưng phần lớn tỷ trọng đó của Ukraine được duy trì trong nhiều năm là do thừa hưởng những thành phần và vũ khí cũ kỹ hàng thập niên trước đây của Liên Xô. Trước năm 2014, số lượng vũ khí được phát triển và sản xuất sau thời kỳ hậu Liên Xô chỉ chiếm chưa tới 20% số lượng vũ khí xuất khẩu của Ukraine.
Bài phân tích trên Sputnik cho rằng, sự xuống cấp về công nghệ vũ khí của Ukraine đang rất nghiêm trọng, điển hình là vụ Ukraine đã thất bại trong việc sản xuất động cơ cho xe tăng chủ lực T-64.
Với các thiết bị phần cứng cũ kĩ có thể vẫn tiếp tục được bán ra nhanh chóng như hiện nay, nhưng các hãng xuất khẩu vũ khí của Ukraine sẽ phải đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Văn Biên

Bình luận(0)