Trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 71 năm ngày Lực lượng Vũ trang hôm 27/3, Quân đội Myanmar bất ngờ lần đầu lộ diện pháo phản lực cỡ 240mm do Triều Tiên sản xuất. Đây là loại pháo phản lực cỡ nòng lớn nhất của quân đội nước này hiện nay.Theo một số nguồn tin không chính thức, ít nhất 14 khẩu pháo phản lực phóng loạt cỡ 240mm đã được chiếc tàu vận tải Kang Nam I của Triều Tiên đưa tới cảng Tkhilava, gần thành phố Yangon vào năm 2008. Các đơn vị pháo này sau đó được triển khai ở các căn cứ phía Bắc, Đông và trung tâm đất nước.Các nguồn tin cũng cho biết là Myanmar có thể đã mua ít nhất 30 đơn vị pháo phản lực cỡ nòng 240mm từ Triều Tiên. Mẫu pháo 240mm Myanmar mua thuộc phiên bản xuất hiện năm 1985, phương Tây hay định danh là M1985. Tuy nhiên, chúng sử dụng khung gầm khác biệt so với mẫu sản xuất tại Triều Tiên.Pháo phản lực cỡ 240mm kiểu M1985 được thiết kế với bệ phóng 12 ống chia làm hai cụm ống phóng, mỗi cụm 6 ống.Các nguồn phương Tây bình luận, mẫu M1985 được vận hành với kíp chiến đấu đông đảo do việc triển khai bệ phóng từ hành quân sang chiến đấu đều bằng tay, không có trang bị tự động hóa.Pháo phản lực M1985 được trang bị các viên đạn rocket nặng khoảng 90kg, mang phần thuốc nổ nặng 45kg, tầm bắn ước đạt 43km. Một bệ pháo bắn hết đạn trong 4-8 giây.Ngoài pháo phản lực của Triều Tiên, Quân đội Myanmar còn có trong biên chế các loại pháo phản lực 122mm do Trung Quốc sản xuất như loại Type 81 và Type 90B. Trong ảnh là bệ pháo Type 81 - phiên bản Trung Quốc của loại pháo huyền thoại BM-21 Grad. Bệ phóng có 40 nòng, tầm bắn khoảng 8-30km.Pháo phản lực Type 90B được nâng cấp trên cơ sở Type 81, trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tốt hơn. Trên thùng xe được thiết kế bổ sung kho đạn 40 viên nạp nhanh cho bệ phóng 40 nòng cỡ 122mm. Tầm bắn đnạ rocket đạt 20-40km.
Trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 71 năm ngày Lực lượng Vũ trang hôm 27/3, Quân đội Myanmar bất ngờ lần đầu lộ diện pháo phản lực cỡ 240mm do Triều Tiên sản xuất. Đây là loại pháo phản lực cỡ nòng lớn nhất của quân đội nước này hiện nay.
Theo một số nguồn tin không chính thức, ít nhất 14 khẩu pháo phản lực phóng loạt cỡ 240mm đã được chiếc tàu vận tải Kang Nam I của Triều Tiên đưa tới cảng Tkhilava, gần thành phố Yangon vào năm 2008. Các đơn vị pháo này sau đó được triển khai ở các căn cứ phía Bắc, Đông và trung tâm đất nước.
Các nguồn tin cũng cho biết là Myanmar có thể đã mua ít nhất 30 đơn vị pháo phản lực cỡ nòng 240mm từ Triều Tiên. Mẫu pháo 240mm Myanmar mua thuộc phiên bản xuất hiện năm 1985, phương Tây hay định danh là M1985. Tuy nhiên, chúng sử dụng khung gầm khác biệt so với mẫu sản xuất tại Triều Tiên.
Pháo phản lực cỡ 240mm kiểu M1985 được thiết kế với bệ phóng 12 ống chia làm hai cụm ống phóng, mỗi cụm 6 ống.
Các nguồn phương Tây bình luận, mẫu M1985 được vận hành với kíp chiến đấu đông đảo do việc triển khai bệ phóng từ hành quân sang chiến đấu đều bằng tay, không có trang bị tự động hóa.
Pháo phản lực M1985 được trang bị các viên đạn rocket nặng khoảng 90kg, mang phần thuốc nổ nặng 45kg, tầm bắn ước đạt 43km. Một bệ pháo bắn hết đạn trong 4-8 giây.
Ngoài pháo phản lực của Triều Tiên, Quân đội Myanmar còn có trong biên chế các loại pháo phản lực 122mm do Trung Quốc sản xuất như loại Type 81 và Type 90B. Trong ảnh là bệ pháo Type 81 - phiên bản Trung Quốc của loại pháo huyền thoại BM-21 Grad. Bệ phóng có 40 nòng, tầm bắn khoảng 8-30km.
Pháo phản lực Type 90B được nâng cấp trên cơ sở Type 81, trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tốt hơn. Trên thùng xe được thiết kế bổ sung kho đạn 40 viên nạp nhanh cho bệ phóng 40 nòng cỡ 122mm. Tầm bắn đnạ rocket đạt 20-40km.