Trang ảnh quân sự Vitaly Kuzmin vừa tiếp tục giới thiệu tới độc giả phóng sự về dàn tổ hợp pháo tự hành Liên Xô được trưng bày tại công viên giải trí quân sự “Người Ái Quốc”. Trong ảnh là tổ hợp cối tự hành 2S4 Tyulpan cỡ nòng 240mm do Liên Xô chế tạo có khả năng triển khai cả vũ khí hạt nhân chiến thuật.Tổ hợp cối tự hành 2S4 Tyulpan được Quân đội Liên Xô phát triển và đưa vào trang bị từ năm 1975 sau đó được Quân đội Nga sử dụng cho đến tận ngày nay. Toàn bộ kết cấu chính của 2S4 đều nằm trong phân thân cối được đặt nằm phía sau khung gầm GMZ với một đế thép cỡ lớn cùng hệ thống thủy lực chống giật.2S4 Tyulpan được thiết kế để có thể phá hủy các công trinh quân sự kiên cố của đối phương thậm chí là các tòa nhà cao tầng, trung tâm chỉ huy, trận địa pháo hay tổ hợp tên lửa hay một số mục tiêu khác không thể tiếp cận bằng các loại pháo thông thường. Khẩu đội cối 2S4 gồm 4 binh sĩ nhưng cũng có thể là 5 nếu cần thiết, nó có tầm bắn hiệu quả hơn 9.6km với đạn tăng tầm có thể đạn tới 20km.Do có kích thước và trọng lượng khá lớn mỗi viên đạn cối 240mm khoảng 130kg nên tốc độ bắn của 2S4 chỉ khoảng 1 viên/phút. Ngoài ra 2S4 còn có thể bắn được nhiều loại đạn cối khác nhau gồm đạn cối tự dẫn hoặc đạn hạt nhân chiến thuật.Tiếp theo sau 2S4 Tyulpan là mẫu pháo tự hành 2S5 Giatsint-S 152mm do Liên Xô phát triển nhưng vẫn còn trong biên chế của các đơn vị pháo binh Nga, và có một điều đặc biệt là cả 2S4 Tyulpan và 2S5 Giatsint-S đều đặt trên khung gầm bánh xích GMZ.Quá trình sản xuất 2S5 Giatsint-S được Liên Xô bắt đầu từ năm 1976 và nó là biến thể cơ giới hóa của mẫu lựu pháo 2A36 Giatsint-B 152mm kết hợp khung gầm GMZ. Đến tận năm 1978 những tổ hợp pháo tự hành 2S5 Giatsint-S đầu tiên mới được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị.Pháo tự hành 2S5 Giatsint-S có trọng lượng khoảng 28 tấn, dài 8.33m. Tương tự như 2S4 Tyulpan, 2S5 Giatsint-S cũng được trang bị một càng chống giật được bố trí phía sau đuôi xe bên cạnh đó trên thân pháo cũng bố trí chỗ ngồi cho pháo thủ. Lợi thế lớn nhất của 2S5 Giatsint-S so với 2A36 Giatsint-B là khả năng tự động hóa cao nhất hầu như ở mọi thao tác bắn.Do sử dụng lựu pháo 2A36 Giatsint-B nên tầm bắn hiệu quả của 2S5 Giatsint-S đạt khoảng 30km và có thể lên tới 40km với đạn tăng tầm.Một gương mặt khác được giới thiệu trong phóng sự ảnh của Vitaly Kuzmin là mẫu pháo cối tự hành 2S23 Nona-SVK 120mm. Nó được phát triển dựa trên mẫu pháo cối tự hành 2S9 Nona với khác biệt duy nhất là việc 2S23 Nona-SVK sử dụng khung gầm của xe bọc thép chở quân BTR-80.2S23 Nona-SVK được Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1980 với việc thay đổi thiết kế khung gầm giúp Nona-SVK có thể được triển khai từ các mẫu trực thăng vận tải hạng nặng của Liên Xô lúc đó. Nhưng các đơn vị pháo cối tự hành 2S23 Nona-SVK đầu tiên lại được sản xuất và chuyển giao cho Quân đội Nga đầu những năm 1990 sau khi Liên Xô đã sụp đổ.Tổ hợp pháo cối tự hành 2S23 Nona-SVK có trọng lượng khoảng 14.5 tấn với kíp chiến đấu gồm 4 người, tầm bắn tối đa của 2S23 Nona-SVK có thể đạt gần 13km với đạn tăng tầm và nó có thể bắn được nhiều loại đạn pháo hoặc đạn cối 120mm trong đó có đạn cối dẫn đường bằng laser với tỷ lệ chính xác lên đến 90%.Tiếp theo là pháo cối tự hành 2S9 Nona được phát triển dành cho các đơn vị đổ bộ đường không Liên Xô và đây cũng là tiền thân của 2S23 Nona-SVK. 2S9 Nona được đặt trên khung gầm bánh xích của BTR-D mẫu xe bọc thép đổ bộ đường không của Quân đội Liên Xô lúc đó, toàn bộ tổ hợp này chỉ có trọng lượng 8.7 tấn và có kích thước phù hợp với các loại máy bay vận tải quân sự do Liên Xô chế tạo.Trong suốt giai đoạn từ năm 1979-1989 theo ước tính Liên Xô đã chế tạo khoảng 1.000 đơn vị 2S9 Nona, một số nước thuộc Liên Xô trước đây cũng sở hữu tổ hợp pháo cối tự hành này. Quân đội Nga hiện tại chỉ còn đang duy trì hơn 270 tổ hợp 2S9 Nona.2S9 Nona có tầm bắn hiệu quả từ 8.8km với đạn pháo-cối thông thường và có thể lên tới gần 13km với đạn tăng tầm với tầm hoạt động hiệu quả khoảng 500km. Kíp chiến đấu của 2S9 Nona gồm 4 binh sĩ và mỗi chiếc có thể mang theo từ 40-60 viên đạn pháo-cối 120mm.Mẫu pháo tự hành uy lực khủng khiếp nhất mà Liên Xô tạo ra trước khi sụp đổ là lựu pháo tự hành hạng nặng 2S19 Msta-S được đưa vào phục vụ năm 1989. Hiện Nga có trong biên chế khoảng 600-700 khẩu pháo loại này và vẫn tiếp tục sản xuất phục vụ xuất khẩu.2S19 Msta-S được thiết kế trên cơ sở khung gầm xe bánh xích dùng thành phần của xe tăng T-80, trang bị tổ hợp pháo hạng nặng 152mm 2A65 đạt tầm bắn từ 24-36km tùy loại đạn, có thể bắn được cả đạn thông minh Krasnopol và đạn hạt nhân chiến thuật, tốc độ bắn có thể đạt 6-8 phát/phút.
Trang ảnh quân sự Vitaly Kuzmin vừa tiếp tục giới thiệu tới độc giả phóng sự về dàn tổ hợp pháo tự hành Liên Xô được trưng bày tại công viên giải trí quân sự “Người Ái Quốc”. Trong ảnh là tổ hợp cối tự hành 2S4 Tyulpan cỡ nòng 240mm do Liên Xô chế tạo có khả năng triển khai cả vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Tổ hợp cối tự hành 2S4 Tyulpan được Quân đội Liên Xô phát triển và đưa vào trang bị từ năm 1975 sau đó được Quân đội Nga sử dụng cho đến tận ngày nay. Toàn bộ kết cấu chính của 2S4 đều nằm trong phân thân cối được đặt nằm phía sau khung gầm GMZ với một đế thép cỡ lớn cùng hệ thống thủy lực chống giật.
2S4 Tyulpan được thiết kế để có thể phá hủy các công trinh quân sự kiên cố của đối phương thậm chí là các tòa nhà cao tầng, trung tâm chỉ huy, trận địa pháo hay tổ hợp tên lửa hay một số mục tiêu khác không thể tiếp cận bằng các loại pháo thông thường. Khẩu đội cối 2S4 gồm 4 binh sĩ nhưng cũng có thể là 5 nếu cần thiết, nó có tầm bắn hiệu quả hơn 9.6km với đạn tăng tầm có thể đạn tới 20km.
Do có kích thước và trọng lượng khá lớn mỗi viên đạn cối 240mm khoảng 130kg nên tốc độ bắn của 2S4 chỉ khoảng 1 viên/phút. Ngoài ra 2S4 còn có thể bắn được nhiều loại đạn cối khác nhau gồm đạn cối tự dẫn hoặc đạn hạt nhân chiến thuật.
Tiếp theo sau 2S4 Tyulpan là mẫu pháo tự hành 2S5 Giatsint-S 152mm do Liên Xô phát triển nhưng vẫn còn trong biên chế của các đơn vị pháo binh Nga, và có một điều đặc biệt là cả 2S4 Tyulpan và 2S5 Giatsint-S đều đặt trên khung gầm bánh xích GMZ.
Quá trình sản xuất 2S5 Giatsint-S được Liên Xô bắt đầu từ năm 1976 và nó là biến thể cơ giới hóa của mẫu lựu pháo 2A36 Giatsint-B 152mm kết hợp khung gầm GMZ. Đến tận năm 1978 những tổ hợp pháo tự hành 2S5 Giatsint-S đầu tiên mới được Quân đội Liên Xô đưa vào trang bị.
Pháo tự hành 2S5 Giatsint-S có trọng lượng khoảng 28 tấn, dài 8.33m. Tương tự như 2S4 Tyulpan, 2S5 Giatsint-S cũng được trang bị một càng chống giật được bố trí phía sau đuôi xe bên cạnh đó trên thân pháo cũng bố trí chỗ ngồi cho pháo thủ. Lợi thế lớn nhất của 2S5 Giatsint-S so với 2A36 Giatsint-B là khả năng tự động hóa cao nhất hầu như ở mọi thao tác bắn.
Do sử dụng lựu pháo 2A36 Giatsint-B nên tầm bắn hiệu quả của 2S5 Giatsint-S đạt khoảng 30km và có thể lên tới 40km với đạn tăng tầm.
Một gương mặt khác được giới thiệu trong phóng sự ảnh của Vitaly Kuzmin là mẫu pháo cối tự hành 2S23 Nona-SVK 120mm. Nó được phát triển dựa trên mẫu pháo cối tự hành 2S9 Nona với khác biệt duy nhất là việc 2S23 Nona-SVK sử dụng khung gầm của xe bọc thép chở quân BTR-80.
2S23 Nona-SVK được Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1980 với việc thay đổi thiết kế khung gầm giúp Nona-SVK có thể được triển khai từ các mẫu trực thăng vận tải hạng nặng của Liên Xô lúc đó. Nhưng các đơn vị pháo cối tự hành 2S23 Nona-SVK đầu tiên lại được sản xuất và chuyển giao cho Quân đội Nga đầu những năm 1990 sau khi Liên Xô đã sụp đổ.
Tổ hợp pháo cối tự hành 2S23 Nona-SVK có trọng lượng khoảng 14.5 tấn với kíp chiến đấu gồm 4 người, tầm bắn tối đa của 2S23 Nona-SVK có thể đạt gần 13km với đạn tăng tầm và nó có thể bắn được nhiều loại đạn pháo hoặc đạn cối 120mm trong đó có đạn cối dẫn đường bằng laser với tỷ lệ chính xác lên đến 90%.
Tiếp theo là pháo cối tự hành 2S9 Nona được phát triển dành cho các đơn vị đổ bộ đường không Liên Xô và đây cũng là tiền thân của 2S23 Nona-SVK. 2S9 Nona được đặt trên khung gầm bánh xích của BTR-D mẫu xe bọc thép đổ bộ đường không của Quân đội Liên Xô lúc đó, toàn bộ tổ hợp này chỉ có trọng lượng 8.7 tấn và có kích thước phù hợp với các loại máy bay vận tải quân sự do Liên Xô chế tạo.
Trong suốt giai đoạn từ năm 1979-1989 theo ước tính Liên Xô đã chế tạo khoảng 1.000 đơn vị 2S9 Nona, một số nước thuộc Liên Xô trước đây cũng sở hữu tổ hợp pháo cối tự hành này. Quân đội Nga hiện tại chỉ còn đang duy trì hơn 270 tổ hợp 2S9 Nona.
2S9 Nona có tầm bắn hiệu quả từ 8.8km với đạn pháo-cối thông thường và có thể lên tới gần 13km với đạn tăng tầm với tầm hoạt động hiệu quả khoảng 500km. Kíp chiến đấu của 2S9 Nona gồm 4 binh sĩ và mỗi chiếc có thể mang theo từ 40-60 viên đạn pháo-cối 120mm.
Mẫu pháo tự hành uy lực khủng khiếp nhất mà Liên Xô tạo ra trước khi sụp đổ là lựu pháo tự hành hạng nặng 2S19 Msta-S được đưa vào phục vụ năm 1989. Hiện Nga có trong biên chế khoảng 600-700 khẩu pháo loại này và vẫn tiếp tục sản xuất phục vụ xuất khẩu.
2S19 Msta-S được thiết kế trên cơ sở khung gầm xe bánh xích dùng thành phần của xe tăng T-80, trang bị tổ hợp pháo hạng nặng 152mm 2A65 đạt tầm bắn từ 24-36km tùy loại đạn, có thể bắn được cả đạn thông minh Krasnopol và đạn hạt nhân chiến thuật, tốc độ bắn có thể đạt 6-8 phát/phút.