Tiền thân của Boeing là hãng chế tạo máy bay thủy phi cơ B&W (do Boeing William và Conrad Uestervelta đồng thành lập). Mẫu máy bay đầu tiên của hãng này là chiếc thủy phi cơ Boeing Model 1 được chế tạo trước khi cả B&W được thành lập vào tháng 6/1916. Tuy nhiên Hải quân Mỹ lại không mấy quan tâm tới Boeing Model 1, may là nó lại dành được hợp đồng xuất khẩu cho New Zealand. Đây cũng là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên của Boeing.Khoảng thời gian dài sau đó Boeing không mấy thành công với các dòng máy bay tiếp theo của mình. Tuy nhiên Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã giúp công ty này đứng dậy khỏi bờ vực phá sản. Thành công của “pháo đài bay” Boeing B-17 Flying Fortress đã nhanh chóng giúp Boeing trở thành hãng chế tạo máy bay hàng đầu của Mỹ, tính đến năm 1945 đã có khoảng 12.700 chiếc B-17 đã được Boeing chế tạo.Tiếp nối thành công của B-17, Boeing tiếp tục phát triển mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa đầu tiên của Mỹ là B-29 Superfortress được sản xuất trong giai đoạn từ năm 1943-1946. B-29 cũng là dòng máy bay ném bom được Mỹ sử dụng để thả hai quả bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki đánh dấu kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2.Sự lên ngôi của các dòng máy bay phản lực khiến Boeing cũng phải thay đổi thiết kế máy bay của mình. Sau B-29 là mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa sử dụng động cơ phản lực đầu tiên của Mỹ B-47 Stratojet. Nó được thiết kế để mang theo vũ khí hạt nhân tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Liên Xô trong suốt giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh.Đến đầu những năm 1950, Boeing tiếp tục phát triển thế hệ máy bay ném bom chiến lược tầm xa tiếp theo cho Không quân Mỹ và kết quả cuối cùng là sự ra đời của “pháo đài bay” trên không B-52 Stratofortress với hơn 700 được sản xuất trong giai đoạn từ 1952-1962. Cho đến ngày nay B-52 vẫn là mẫu máy bay ném bom chiến lược tiêu chuẩn của Không quân Mỹ.Sự thoái trào của Chiến tranh Lạnh cũng khiến Boeing thay đổi thị trường quen thuộc của mình từ phát triển các dòng máy bay quân sự sang máy bay chở khách thương mại. Và thành công nhất trong các dòng máy bay chở khách của Boeing có thể kể tới Boeing 737 với hơn 9.000 chiếc được sản xuất.Không dừng ở lại đó Boeing tiếp tục cho ra đời dòng máy bay thương mại tiếp theo của mình là Boeing 747 vào đầu những năm 1970, với khả năng chở khách và hàng hóa nhiều hơn các dòng máy bay thương mại trước đó. Dù vậy chỉ có khoảng 1.400 chiếc Boeing 747 được sản xuất tính cho đến năm 2008.Các thế hệ máy bay thương mại tiếp theo của Boeing không ngừng được cải tiến về độ tin cậy cũng như hiệu suất hoạt độn. Như chiếc Boeing 777 vào năm 2005 nó từng thực hiện chuyến bay kéo dài 22 giờ 42 phút từ Hong Kong đến phía Đông London với quảng đường hơn 21.600km. Hiện tại có khoảng hơn 1.000 Boeing 777 đang hoạt động trên thế giới.Thế hệ máy bay thương mại mới nhất của Boeing hiện nay là Boeing 787 Dreamliner được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2011 và là ứng cử viên thay thế cho những chiếc Boeing 767 đã lỗi thời. Hiện chỉ có 11 chiếc Boeing 787 hoạt động trên toàn thế giới.Quay lại các dòng máy bay quân sự do Boeing chế tạo, công ty này không mấy thành công với các mẫu máy bay chiến đấu nhưng lại thống trị phân khúc máy bay vận tải quân sự của Mỹ. Như máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC -135 Stratotanker nó được chế tạo từ năm 1956 và hoạt động cho tới tận ngày nay.Một các tên khác cũng khá nổi tiếng của Boeing là máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Boeing E-3 Sentry hay còn được mệnh danh là “Radar bay” và đóng vai trò quan trọng trong nền tảng của Không quân Mỹ hiện nay.Cái tên tiếp theo bảng danh sách chính là mẫu máy bay chống ngầm và tuần tra trên biển P-8 Poseidon được Boeing phát triển để thay thế cho người tiền nhiệm P-3 Orion. Trong ảnh là một chiếc P-8 của Hải quân Mỹ tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn chiếc máy bay Boeing 777 mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines vào tháng 4/2014.Có lẽ cái tên CH-47 Chinook đã quá quen thuộc trong mọi cuộc chiến có sự tham gia của Quân đội Mỹ và nó cũng là một trong những dòng trực thăng thành công nhất của Boeing. CH-47 hoạt động từ năm 1962 cho tới nay và chưa có dấu hiệu là nó sẽ chịu về hưu sớm.Bên cạnh các dòng máy bay do mình tự chế tạo Boeing còn hợp tác với một số hãng hàng không khác như Bell với dòng máy bay vận tải hạng nặng Bell Boeing V-22 Osprey. Đây là một trong những thiết kế máy bay độc đáo nhất trên thế giới khi nó có thể cất cánh như một chiếc trực thăng và bay như một máy bay cánh bằng.Cái tên cuối cùng trong bảng danh sách là mẫu phương tiện bay không người lái dành cho chương trình phát triển không gian của Mỹ X-37 và nó có thể được xem như là một tàu vũ trụ không người lái. X-37 được Boeing phát triển theo đơn đặt hàng của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA nhằm phục vụ cho các thử nghiệm không gian tuyệt mật của chính phủ Mỹ từ nă 2010.
Tiền thân của Boeing là hãng chế tạo máy bay thủy phi cơ B&W (do Boeing William và Conrad Uestervelta đồng thành lập). Mẫu máy bay đầu tiên của hãng này là chiếc thủy phi cơ Boeing Model 1 được chế tạo trước khi cả B&W được thành lập vào tháng 6/1916. Tuy nhiên Hải quân Mỹ lại không mấy quan tâm tới Boeing Model 1, may là nó lại dành được hợp đồng xuất khẩu cho New Zealand. Đây cũng là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên của Boeing.
Khoảng thời gian dài sau đó Boeing không mấy thành công với các dòng máy bay tiếp theo của mình. Tuy nhiên Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã giúp công ty này đứng dậy khỏi bờ vực phá sản. Thành công của “pháo đài bay” Boeing B-17 Flying Fortress đã nhanh chóng giúp Boeing trở thành hãng chế tạo máy bay hàng đầu của Mỹ, tính đến năm 1945 đã có khoảng 12.700 chiếc B-17 đã được Boeing chế tạo.
Tiếp nối thành công của B-17, Boeing tiếp tục phát triển mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa đầu tiên của Mỹ là B-29 Superfortress được sản xuất trong giai đoạn từ năm 1943-1946. B-29 cũng là dòng máy bay ném bom được Mỹ sử dụng để thả hai quả bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki đánh dấu kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Sự lên ngôi của các dòng máy bay phản lực khiến Boeing cũng phải thay đổi thiết kế máy bay của mình. Sau B-29 là mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa sử dụng động cơ phản lực đầu tiên của Mỹ B-47 Stratojet. Nó được thiết kế để mang theo vũ khí hạt nhân tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Liên Xô trong suốt giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh.
Đến đầu những năm 1950, Boeing tiếp tục phát triển thế hệ máy bay ném bom chiến lược tầm xa tiếp theo cho Không quân Mỹ và kết quả cuối cùng là sự ra đời của “pháo đài bay” trên không B-52 Stratofortress với hơn 700 được sản xuất trong giai đoạn từ 1952-1962. Cho đến ngày nay B-52 vẫn là mẫu máy bay ném bom chiến lược tiêu chuẩn của Không quân Mỹ.
Sự thoái trào của Chiến tranh Lạnh cũng khiến Boeing thay đổi thị trường quen thuộc của mình từ phát triển các dòng máy bay quân sự sang máy bay chở khách thương mại. Và thành công nhất trong các dòng máy bay chở khách của Boeing có thể kể tới Boeing 737 với hơn 9.000 chiếc được sản xuất.
Không dừng ở lại đó Boeing tiếp tục cho ra đời dòng máy bay thương mại tiếp theo của mình là Boeing 747 vào đầu những năm 1970, với khả năng chở khách và hàng hóa nhiều hơn các dòng máy bay thương mại trước đó. Dù vậy chỉ có khoảng 1.400 chiếc Boeing 747 được sản xuất tính cho đến năm 2008.
Các thế hệ máy bay thương mại tiếp theo của Boeing không ngừng được cải tiến về độ tin cậy cũng như hiệu suất hoạt độn. Như chiếc Boeing 777 vào năm 2005 nó từng thực hiện chuyến bay kéo dài 22 giờ 42 phút từ Hong Kong đến phía Đông London với quảng đường hơn 21.600km. Hiện tại có khoảng hơn 1.000 Boeing 777 đang hoạt động trên thế giới.
Thế hệ máy bay thương mại mới nhất của Boeing hiện nay là Boeing 787 Dreamliner được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2011 và là ứng cử viên thay thế cho những chiếc Boeing 767 đã lỗi thời. Hiện chỉ có 11 chiếc Boeing 787 hoạt động trên toàn thế giới.
Quay lại các dòng máy bay quân sự do Boeing chế tạo, công ty này không mấy thành công với các mẫu máy bay chiến đấu nhưng lại thống trị phân khúc máy bay vận tải quân sự của Mỹ. Như máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC -135 Stratotanker nó được chế tạo từ năm 1956 và hoạt động cho tới tận ngày nay.
Một các tên khác cũng khá nổi tiếng của Boeing là máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Boeing E-3 Sentry hay còn được mệnh danh là “Radar bay” và đóng vai trò quan trọng trong nền tảng của Không quân Mỹ hiện nay.
Cái tên tiếp theo bảng danh sách chính là mẫu máy bay chống ngầm và tuần tra trên biển P-8 Poseidon được Boeing phát triển để thay thế cho người tiền nhiệm P-3 Orion. Trong ảnh là một chiếc P-8 của Hải quân Mỹ tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn chiếc máy bay Boeing 777 mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines vào tháng 4/2014.
Có lẽ cái tên CH-47 Chinook đã quá quen thuộc trong mọi cuộc chiến có sự tham gia của Quân đội Mỹ và nó cũng là một trong những dòng trực thăng thành công nhất của Boeing. CH-47 hoạt động từ năm 1962 cho tới nay và chưa có dấu hiệu là nó sẽ chịu về hưu sớm.
Bên cạnh các dòng máy bay do mình tự chế tạo Boeing còn hợp tác với một số hãng hàng không khác như Bell với dòng máy bay vận tải hạng nặng Bell Boeing V-22 Osprey. Đây là một trong những thiết kế máy bay độc đáo nhất trên thế giới khi nó có thể cất cánh như một chiếc trực thăng và bay như một máy bay cánh bằng.
Cái tên cuối cùng trong bảng danh sách là mẫu phương tiện bay không người lái dành cho chương trình phát triển không gian của Mỹ X-37 và nó có thể được xem như là một tàu vũ trụ không người lái. X-37 được Boeing phát triển theo đơn đặt hàng của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA nhằm phục vụ cho các thử nghiệm không gian tuyệt mật của chính phủ Mỹ từ nă 2010.