Theo Sina thì, hệ thống này không giống với hệ thống phòng không hợp nhất tên lửa - pháo FK1000 được biết đến như “hệ thống Pantsir-S1 nội địa” của Trung Quốc. Tuy nhiên nó mang dáng dấp tương tự hệ thống Pantis-SM - biến thể hiện đại hóa của Pantsir-S1 đang được phát triển. Đáng lưu ý là Pantsir-SM mới chỉ xuất hiện ở dạng hình ảnh đồ họa, chưa có mẫu thực.Hệ thống phòng không này được đặt trên khung gầm xe hạng nặng báng lốp 8x8, đảm bảo cho nó đầy đủ tính cơ động.Trên hệ thống này gồm 2 bệ phóng và 1 radar kiểm soát hỏa lực, 1 radar tìm kiếm và hệ thống kiểm soát hỏa lực quang điện. Mỗi bệ có 6 ống phóng dùng để bắn tên lửa Tiên Long 12. Lưu ý rằng, Pantsir-SM cũng có kết cấu như vậy nhưng số lượng tên lửa nhiều hơn, 24 quả được tách làm 2 bệ.Loại đạn tên lửa Tiên Long 12 được cho là có kiểu dáng giống với đạn 9M311 được trang bị cho hệ thống phòng không 9K22 Tunguska của Nga.Cận cảnh radar kiểm soát hỏa lực được triển khai ở giữa 2 bệ phóng của hệ thống phòng không này.Tổ hợp trinh sát quang - hồng ngoại được đặt ngay dưới anten radar điều khiển hỏa lực.Bệ phóng tên lửa có thể nâng hạ chuyển trạng thái hành quân - chiến đấu.Phía trên cùng của cụm radar-vũ khí còn được trang bị radar tìm kiếm.Không rõ tầm tác chiến hiệu quả của loại đạn tên lửa Tiên Long 12 được trang bị cho hệ thống "Pantsir-SM made in China" này.Trên xe này được tích hợp cabin điều khiển.
Theo Sina thì, hệ thống này không giống với
hệ thống phòng không hợp nhất tên lửa - pháo FK1000 được biết đến như “hệ thống Pantsir-S1 nội địa” của
Trung Quốc. Tuy nhiên nó mang dáng dấp tương tự hệ thống Pantis-SM - biến thể hiện đại hóa của Pantsir-S1 đang được phát triển. Đáng lưu ý là Pantsir-SM mới chỉ xuất hiện ở dạng hình ảnh đồ họa, chưa có mẫu thực.
Hệ thống phòng không này được đặt trên khung gầm xe hạng nặng báng lốp 8x8, đảm bảo cho nó đầy đủ tính cơ động.
Trên hệ thống này gồm 2 bệ phóng và 1 radar kiểm soát hỏa lực, 1
radar tìm kiếm và hệ thống kiểm soát hỏa lực quang điện. Mỗi bệ có 6 ống phóng dùng để bắn tên lửa Tiên Long 12. Lưu ý rằng, Pantsir-SM cũng có kết cấu như vậy nhưng số lượng tên lửa nhiều hơn, 24 quả được tách làm 2 bệ.
Loại đạn
tên lửa Tiên Long 12 được cho là có kiểu dáng giống với đạn 9M311 được trang bị cho
hệ thống phòng không 9K22 Tunguska của Nga.
Cận cảnh radar kiểm soát hỏa lực được triển khai ở giữa 2 bệ phóng của hệ thống phòng không này.
Tổ hợp trinh sát quang - hồng ngoại được đặt ngay dưới anten radar điều khiển hỏa lực.
Bệ phóng tên lửa có thể nâng hạ chuyển trạng thái hành quân - chiến đấu.
Phía trên cùng của cụm radar-vũ khí còn được trang bị radar tìm kiếm.
Không rõ tầm tác chiến hiệu quả của loại đạn tên lửa Tiên Long 12 được trang bị cho hệ thống "Pantsir-SM made in China" này.
Trên xe này được tích hợp cabin điều khiển.