Thời báo Hoàn Cầu vừa có bài viết giới thiệu về tên lửa đạn đạo chiến thuật thế hệ mới dùng cho mục đích xuất khẩu của Trung Quốc, định danh là M20.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 được giới thiệu lần đầu tại triển lãm quốc phòng Abu Dhabi lần thứ 10 (tháng 2/2011). Ký hiệu M ở đây là chỉ biến thể tên lửa đạn đạo dùng cho mục đích xuất khẩu, trước đó Trung Quốc đã giới thiệu biến thể M-9, M-11, M-7 và M-18 của các loại tên lửa khác.
|
Mô hình xe phóng và đạn của hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật M20.
|
Căn cứ vào tư liệu công khai tại triển lãm, tên lửa đạn đạo M20 dài 7,8m, đường kính thân 0,75m, trọng lượng 4,01 tấn, tầm phóng 100-280km. Xét về hạn chế của MTCR, tầm phóng tối đa thực tế của M20/DF-20 có thể hơn 300km, một số chuyên gia phân tích ước tính tên lửa này có thể được mở rộng tầm bắn lến đến 420km.
Tên lửa sử dụng hệ dẫn đường kết hợp định vị quán tính và định vị toàn cầu GPS cho phép đạt độ chính xác cao, bán kính lệch mục tiêu (CEP) dưới 30m. Nếu tăng thêm hệ thống dẫn đường pha cuối, còn có thể nâng cao độ chính xác hơn nữa.
Đạn tên lửa chiến thuật M20 được đặt trong 2 ống phóng trên xe tự hành, áp dụng phương thức phóng nghiêng, góc phóng ngang là 45-65 độ, góc phương vị là +-30 độ. Việc vận hành phóng gồm 4 binh sĩ, thời gian chuẩn bị phóng là 12 phút. Một tiểu đoàn M-20 có 6 xe phóng, 36 đạn tên lửa dự trữ, xe chỉ huy, xe nạp đạn, hậu cần…
Theo Hoàn Cầu, M20 là một trong những loại tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất, tầm phóng xa, sức uy hiếp lớn, trọng lượng nhỏ cho nên rất khó để đánh chặn. Nguyên nhân đơn giản mà Quân đội Trung Quốc không trang bị M20 vì tên lửa này vẫn không thể đáp ứng toàn bộ yêu cầu khắt khe của quân đội. Nhưng khi phục vụ cho mục đích xuất khẩu, tính năng của nó đã vượt xa tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga.
|
Trung Quốc tự cho rằng M20 vượt xa Iskander của Nga.
|
Mặc dù nhu cầu thực tế và không nhiều nước mua M20, nhưng loại tên lửa này đã chứng minh được khả năng nghiên cứu và trình độ kỹ thuật của Trung Quốc trong lĩnh vực này.
Do M20 rất có thể sẽ lấy đi những đơn hàng tên lửa Iskander của Nga, cho nên sự ra đời của loại tên lửa này làm cho người Nga rất lo lắng và nhiều lần cho rằng Trung Quốc sao chép sản phẩm của Nga.
Căn cứ vào những giới thiệu của Phó Viện trưởng Viện 7 thuộc Tập đoàn Công nghệ Hàng không tại triển lãm Chu Hải năm 2012 Vương Vạn Quân, tên lửa này bay cơ động tầm trung thì “đường đạn không thể dự đoán”, không thể đánh chặn được tên lửa này.
Tên lửa M20 khi ra mắt lần đầu tiên, hình dáng của nó và phương thức phóng 2 tên lửa trên xe được cho là tương tự như tổ hợp Iskander của Nga. Thậm chí phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng, M20 là phiên bản “nhái” Iskander. Nhưng quan sát chi tiết vẫn có thể phát hiện ra một số khác biệt của 2 tên lửa này.
Đầu tiên là kích thước không giống nhau, đạn tên lửa đạn đạo Iskander dài 7,28m, đường kính 0,92m, trọng lượng phóng 3,8 đến 4,61 tấn, tầm phóng 280-400km (Iskander-M). Qua đó, có thể thấy kích thước của tên lửa M20 lớn hơn hẳn.
Tiếp theo là hình dáng không giống nhau, phần đầu mũi Iskander là hình nón vòng cung, còn M20 là hình nón thẳng. Cuối cùng là phương thức phóng không giống nhau, đạn M20 phóng nghiêng còn Iskander sử dụng phương thức phóng thẳng đứng.