Tại sao Trung Quốc “thèm khát” tên lửa S-400?

Google News

(Kiến Thức) - Việc sở hữu tên lửa phòng không S-400 sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát không phận quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và cải tiến tên lửa HQ-9.

Tạp chí Khán Hòa dẫn nguồn tin cấp cao thuộc giới công nghiệp quân sự Nga cho hay, chính phủ Nga đã quyết định bán hệ thống tên lửa đất đối không S-400 cho Trung Quốc.

Hiện nay, hai bên tuy chưa kí kết hiệp định và hợp đồng chính thức, nhưng đàm phán liên quan đã được đưa vào nghị trình làm việc của 2 nước. Tâm điểm đàm phán giữa 2 bên trong thời gian tới chủ yếu là việc trang bị đạn tên lửa nào cho biến thể S-400 xuất khẩu.

Mặc dù trong những cuộc họp thường niên cấp cao của chính phủ hai nước trong năm gần đây, Trung Quốc luôn mong muốn có được S-400. Nhưng đến năm 2012 chính phủ Nga vẫn chưa đồng ý bán hệ thống tên lửa S-400 cho Trung Quốc vì quan ngại loại tên lửa này có thể bị làm nhái. Cho đến cuối năm 2012, lần đầu tiên Nga trực tiếp thể hiện việc đồng ý bán S-400 cho Trung Quốc.

Một điều rõ ràng là, Nga không thể bán biến thể S-400 trang bị trong Quân đội Nga cho Trung Quốc. Tất nhiên, S-400 có phiên bản xuất khẩu, trang bị tên lửa đánh chặn có tầm phóng 380 km. Nhưng việc bán tên lửa đánh chặn của hệ thống S-400 cho Trung Quốc có phải là tên lửa có tầm phóng 380 km không, hiện chưa thể khẳng định.
Sau Su-35, Trung Quốc sẽ mua được S-400.

Vì sao Nga quyết định bán S-400 cho Trung Quốc?


Ngoài việc xuất phát từ nhu cầu lẫn nhau về chính trị, nguyên nhân chủ yếu là Mỹ và Nhật Bản đang thúc đẩy hơn nữa việc xây dựng chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo. Hành động này của Mỹ - Nhật đã kích thích Trung Quốc và Nga.

Kế hoạch này được phát triển mạnh mẽ hơn trong thời đại của Thủ tướng Shinzo Abe, đặc biệt là liên quan đến phát triển mang tính hàng loạt sau tên lửa đánh chặn SM-3 Block 2. Mục đích cuối cùng là nghiên cứu chế tạo tên lửa đánh chặn có tốc độ lên tới 6,5 km/giây và hệ thống thám trắc tương ứng.

Một khi những hệ thống này được triển khai tại Nhật Bản thì tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga bố trí ở Tây Siberia sẽ rơi vào thế tương đối bị động. Vì vậy, Nga – Trung tăng cường đàm phán, hợp tác trong lĩnh vực công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo. Và quyết định bán S-400 cho Trung Quốc được thực hiện trong bối cảnh này.

Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nga Anatoly Antonov cho biết, Bộ trưởng quốc phòng hai nước Trung - Nga khi thảo luận về vấn đề ổn định chiến lược, Nga cũng đã cho Trung Quốc thấy rằng một khi kế hoạch phòng thủ tên lửa Mỹ hoàn thành, có thể sẽ ảnh hưởng đến ổn định chiến lược, thì Trung Quốc rất ấn tượng.

Trung Quốc muốn có công nghệ động cơ tên lửa S-400

Theo giới phân tích, nguyên nhân Trung Quốc mong mua được S-400 rất có thể nước này muốn có được công nghệ của Nga. Đặc biệt là công nghệ động cơ của tên lửa đất đối không tầm xa để cải tiến tên lửa HQ-9 (Hồng Kỳ-9) của Trung Quốc. Vì tầm bắn của tên lửa HQ-9 chỉ đạt 125 km, vì vậy nếu muốn nâng tầm lên trên 200 km Trung Quốc buộc phải thay động cơ mới.

Tầm bắn của biến thể S-400 xuất khẩu cho Trung Quốc đạt 380km đã tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với Trung Quốc. Tầm bắn của nó đều xa hơn so với phần lớn vũ khí phòng không của Mỹ.
Trung Quốc sẽ lại mổ xẻ lấy công nghệ tiên tiến của S-400 như đã làm với S-300.

Chuyên gia Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Moscow Vasily Kashin bình luận, trên thực tế, một khi Trung Quốc trang bị S-400, có thể được sử dụng để đối phó với mối đe dọa từ Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.

Có chuyên gia cho rằng, S-400 sẽ cho phép Trung Quốc đánh chặn tên lửa đạn đạo, đồng thời việc mua S-400 của Trung Quốc sẽ kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang mới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Vì hiện nay Ấn Độ chủ yếu dựa vào tên lửa đạn đạo để kiềm chế Trung Quốc.

Một yếu tố nữa làm Trung Quốc rất “thèm” S-400, theo mạng bình luận quân sự Nga ngày 27/5, nếu Trung Quốc có được hệ thống phòng không tầm xa S-400 của Nga sẽ có thể kiểm soát đối với không phận gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Tuy nhiên, hệ thống này vẫn không thể ngăn chặn hiệu quả hoạt động của 2 loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-22 và F-35 của Mỹ, nhưng nó có thể là mối đe dọa đối với máy bay chiến đấu Mỹ tại căn cứ không quân Okinawa.

Chuyên gia nghiên cứu vấn đề quân sự Trung Quốc của "Viện Dự án 2049" Washington Ian Easton cho rằng, với sự có mặt của S-400, Mỹ sẽ phải đẩy nhanh việc phát triển và triển khai máy bay tấn công không người lái kiểu mới như X-47B.

Ông cho rằng, việc gửi máy bay chiến đấu có người lái đến khu vực có triển khai hệ thống phòng không hiện đại như S-400 là rất nguy hiểm. Vì vậy cần phải gửi máy bay chiến đấu không người lái có thể hoạt động dưới mô hình bán tự chủ.



Bằng Hữu

Bình luận(1)

Minh Hiền

nguyễn thanh quy

S-300 và S-400 chưa bao giờ thực chiến cả. Đâu có ai đứng yên để ăn đạn đâu. Nếu quả thật S-400 ngon như vậy, Nga chẳng bao giờ bán cho Trung Quốc.