Các trang mạng Trung Quốc mới đây đăng tải loạt ảnh được cho là các bộ phận của tàu sân bay Type 001A đang được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Đại Liên.Các hình ảnh cho thấy, dường như tàu sân bay Type 001A được chế tạo theo công nghệ module. Nghĩa là thân tàu được chia nhỏ thành từng khối chế tạo ở nhiều nơi rồi đem lắp ghép lại. Đây là công nghệ mà Mỹ, Anh đang ứng dụng chế tạo các lớp tàu sân bay mới như Gerald R. Ford (CVN-78).Nguồn tin rò rỉ cho hay, cuối năm 2013, xưởng đóng tàu Đại Liên của Trung Quốc đã tổ chức lễ cắt thép cho một con tàu. Điều này rất có thể đồng nghĩa với việc chính thức đóng mới tàu sân bay đầu tiên của nước này. Trước đó, xưởng đóng tàu Đại Liên đã phải bỏ ra hơn 10 năm để xây dựng bệ đóng tàu trong nhà dài tới 400m. Với kích thước đó thì chỉ có thể là dùng để triển khai chế tạo tàu sân bay (hạng trung, hạng nặng chiều dài 250-300m hoặc hơn).Ước tính, tàu sân bay Type 001A có lượng giãn nước khoảng 70.000 tấn, thiết kế trên cơ sở cải tiến tàu sân bay Liêu Ninh. Điều đó có nghĩa là nó dùng thiết kế boong phóng kiểu nhảy cầu, trang bị hệ thống radar – vũ khí được điều chỉnh nhiều, tháp chỉ huy cũng được thu nhỏ đôi chút. Toàn bộ quá trình đóng mới dự kiến kéo dài 6 năm, riêng bên trong thân tàu dự kiến phải mất 2 năm mới hoàn thành.Các nguồn tin rò rỉ còn cho biết, Trung Quốc đang nghiên cứu tàu sân bay Type 002A có lượng giãn nước 80.000 tấn, trang bị máy phóng thủy lực hoặc điện từ, không dùng boong phóng của tàu Liêu Ninh. Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh được Trung Quốc cải tạo từ tàu Varyag của Hải quân Liên Xô.Hai tàu sân bay tương lai của Trung Quốc có thể vẫn được trang bị loại tiêm kích hạm J-15.
Các trang mạng Trung Quốc mới đây đăng tải loạt ảnh được cho là các bộ phận của tàu sân bay Type 001A đang được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Đại Liên.
Các hình ảnh cho thấy, dường như tàu sân bay Type 001A được chế tạo theo công nghệ module. Nghĩa là thân tàu được chia nhỏ thành từng khối chế tạo ở nhiều nơi rồi đem lắp ghép lại. Đây là công nghệ mà Mỹ, Anh đang ứng dụng chế tạo các lớp tàu sân bay mới như Gerald R. Ford (CVN-78).
Nguồn tin rò rỉ cho hay, cuối năm 2013, xưởng đóng tàu Đại Liên của Trung Quốc đã tổ chức lễ cắt thép cho một con tàu. Điều này rất có thể đồng nghĩa với việc chính thức đóng mới tàu sân bay đầu tiên của nước này. Trước đó, xưởng đóng tàu Đại Liên đã phải bỏ ra hơn 10 năm để xây dựng bệ đóng tàu trong nhà dài tới 400m. Với kích thước đó thì chỉ có thể là dùng để triển khai chế tạo tàu sân bay (hạng trung, hạng nặng chiều dài 250-300m hoặc hơn).
Ước tính, tàu sân bay Type 001A có lượng giãn nước khoảng 70.000 tấn, thiết kế trên cơ sở cải tiến tàu sân bay Liêu Ninh. Điều đó có nghĩa là nó dùng thiết kế boong phóng kiểu nhảy cầu, trang bị hệ thống radar – vũ khí được điều chỉnh nhiều, tháp chỉ huy cũng được thu nhỏ đôi chút. Toàn bộ quá trình đóng mới dự kiến kéo dài 6 năm, riêng bên trong thân tàu dự kiến phải mất 2 năm mới hoàn thành.
Các nguồn tin rò rỉ còn cho biết, Trung Quốc đang nghiên cứu tàu sân bay Type 002A có lượng giãn nước 80.000 tấn, trang bị máy phóng thủy lực hoặc điện từ, không dùng boong phóng của tàu Liêu Ninh. Ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh được Trung Quốc cải tạo từ tàu Varyag của Hải quân Liên Xô.
Hai tàu sân bay tương lai của Trung Quốc có thể vẫn được trang bị loại tiêm kích hạm J-15.