Trang mạng quân sự Sina vừa cho đăng tải phóng sự ảnh về hoạt động huấn luyện của một phi đội trực thăng AH-64 Apache thuộc Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ tại tiểu bang Nam Carolina. Được biết buổi huấn luyện này chỉ tập trung vào việc giúp phi công làm quen với các kỹ thuật bay theo đội hình, hạ cất cánh ở địa hình hạn chế và một số hoạt động khi bay theo phi đội.AH-64D Apache là dòng trực thăng tấn công hiện đại nhất của Quân đội Mỹ, nó được hãng McDonnell Douglas thiết kế và sản xuất (giờ là một thành viên của tập đoàn Boeing).Trực thăng tấn công AH-64 được bắt đầu phát triển vào những năm 1970 với mục tiêu nhằm thay thế dòng trực thăng tấn công AH-1 Cobra có trong biên chế của Quân đội Mỹ khi đó.Giống như nhiều mẫu trực thăng tấn công khác AH-64 có thiết kế hai chỗ ngồi, nó được trang bị hai động cơ T700-GE-701C có công suất lên đến 1.890 shp mỗi chiếc. Tuy nhiên điểm nổi bật nhất của AH-64 vẫn là hệ thống vũ khí nó có thể mang theo.Ở cả hai vị trí lái trên AH-64 phi công đều có thể sử dụng hệ thống vũ khí được tích hợp trên máy bay. Toàn bộ buồng lái được bọc lớp giáp chống đạn kể cả kính buồng lái nhằm bảo vệ tối đa phi hành đoàn trước các loại vũ khí phòng không của đối phương.Bên cạnh đó việc sử dụng các vật liệu tổng hợp cho phần thân của AH-64 giúp nó có thể chống lại được các loại đạn súng máy hạng nặng từ 12.7mm cho đến 23mm.Điều này cũng tương tự với các cánh quạt chính và phụ của AH-64, ngay cả khi động cơ gặp sự cố Apache vẫn có thể tiếp tục hoạt động thêm 30 phút nữa giúp phi công có đủ thời gian để hạ cánh.Trong trường hợp xấu nhất khi gặp nạn buồng lái của AH-64 vẫn có thể bảo vệ phi hành đoàn trong một số trường hợp nhất định.Hệ thống điều hướng nguồn nhiệt phát ra từ hai động cơ của AH-64 làm giảm đáng kể nguồn nhiệt ở gần trực thăng một phần nào đó hạn chế được nguy cơ nó bị tấn công bởi tên lửa phòng không vác vai với đầu dò tầm nhiệt.Vũ khí đầu tiên của AH-64 là pháo tự động M230 30mm với 1.200 viên đạn với tốc độ bắn lên tới hơn 620 viên/phút, mẫu pháo này có tầm bắn hiệu quả từ 500m đến 15.000m.Đội hình trực thăng Apache thuộc phi đoàn trực thăng tấn công số 1 của Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ khi nhìn từ trên cao.Sức mạnh hỏa lực thực sự của AH-64 vẫn là hệ thống tên lửa mà nó mang theo ở hai bên cánh với 4 giá treo vũ khí có thể mang theo nhiều loại rocket và tên lửa khác nhau.Trong đó nổi tiếng nhất vẫn là các tên lửa chống tăng dẫn đường AGM-114 Hellfire và tên lửa không đối không AIM-92 Stinger, cùng với đó là hệ thống rocket phóng loạt Hydra, CRV7 và APKWS tất cả đều có cỡ nòng 70 mm.Tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire có tầm bắn hiệu quả lên đến 8km và là một trong những dòng tên lửa chống tăng thành công nhất của Quân đội Mỹ.Trên lý thuyết một chiếc AH-64 Apache có thể một mình tiêu diệt cả biên đội xe tăng của đối phương với 16 tên lửa chống tăng Hellfire mà nó mang theo.
Trang mạng quân sự Sina vừa cho đăng tải phóng sự ảnh về hoạt động huấn luyện của một phi đội trực thăng AH-64 Apache thuộc Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ tại tiểu bang Nam Carolina. Được biết buổi huấn luyện này chỉ tập trung vào việc giúp phi công làm quen với các kỹ thuật bay theo đội hình, hạ cất cánh ở địa hình hạn chế và một số hoạt động khi bay theo phi đội.
AH-64D Apache là dòng trực thăng tấn công hiện đại nhất của Quân đội Mỹ, nó được hãng McDonnell Douglas thiết kế và sản xuất (giờ là một thành viên của tập đoàn Boeing).
Trực thăng tấn công AH-64 được bắt đầu phát triển vào những năm 1970 với mục tiêu nhằm thay thế dòng trực thăng tấn công AH-1 Cobra có trong biên chế của Quân đội Mỹ khi đó.
Giống như nhiều mẫu trực thăng tấn công khác AH-64 có thiết kế hai chỗ ngồi, nó được trang bị hai động cơ T700-GE-701C có công suất lên đến 1.890 shp mỗi chiếc. Tuy nhiên điểm nổi bật nhất của AH-64 vẫn là hệ thống vũ khí nó có thể mang theo.
Ở cả hai vị trí lái trên AH-64 phi công đều có thể sử dụng hệ thống vũ khí được tích hợp trên máy bay. Toàn bộ buồng lái được bọc lớp giáp chống đạn kể cả kính buồng lái nhằm bảo vệ tối đa phi hành đoàn trước các loại vũ khí phòng không của đối phương.
Bên cạnh đó việc sử dụng các vật liệu tổng hợp cho phần thân của AH-64 giúp nó có thể chống lại được các loại đạn súng máy hạng nặng từ 12.7mm cho đến 23mm.
Điều này cũng tương tự với các cánh quạt chính và phụ của AH-64, ngay cả khi động cơ gặp sự cố Apache vẫn có thể tiếp tục hoạt động thêm 30 phút nữa giúp phi công có đủ thời gian để hạ cánh.
Trong trường hợp xấu nhất khi gặp nạn buồng lái của AH-64 vẫn có thể bảo vệ phi hành đoàn trong một số trường hợp nhất định.
Hệ thống điều hướng nguồn nhiệt phát ra từ hai động cơ của AH-64 làm giảm đáng kể nguồn nhiệt ở gần trực thăng một phần nào đó hạn chế được nguy cơ nó bị tấn công bởi tên lửa phòng không vác vai với đầu dò tầm nhiệt.
Vũ khí đầu tiên của AH-64 là pháo tự động M230 30mm với 1.200 viên đạn với tốc độ bắn lên tới hơn 620 viên/phút, mẫu pháo này có tầm bắn hiệu quả từ 500m đến 15.000m.
Đội hình trực thăng Apache thuộc phi đoàn trực thăng tấn công số 1 của Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ khi nhìn từ trên cao.
Sức mạnh hỏa lực thực sự của AH-64 vẫn là hệ thống tên lửa mà nó mang theo ở hai bên cánh với 4 giá treo vũ khí có thể mang theo nhiều loại rocket và tên lửa khác nhau.
Trong đó nổi tiếng nhất vẫn là các tên lửa chống tăng dẫn đường AGM-114 Hellfire và tên lửa không đối không AIM-92 Stinger, cùng với đó là hệ thống rocket phóng loạt Hydra, CRV7 và APKWS tất cả đều có cỡ nòng 70 mm.
Tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire có tầm bắn hiệu quả lên đến 8km và là một trong những dòng tên lửa chống tăng thành công nhất của Quân đội Mỹ.
Trên lý thuyết một chiếc AH-64 Apache có thể một mình tiêu diệt cả biên đội xe tăng của đối phương với 16 tên lửa chống tăng Hellfire mà nó mang theo.