3. Tên lửa chiến lược
Với nước Pháp, tên lửa đạn đạo dành cho tàu ngầm thực tế được phát triển chậm hơn những con tàu. Mãi tới năm 1971, thiết kế tên lửa đạn đạo phóng ngầm (SLBM) M1 mới đi vào trang bị. M1 chỉ mang được duy nhất một đầu đạn MR-41 500 kiloton với tầm bắn đạt 3.000km, độ lệch mục tiêu tối đa có thể lên tới 4km. Thế hệ SLBM tiếp theo là M2 cũng chỉ mang được một đầu đạn đơn khối.
|
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm M51 thử nghiệm.
|
Đột phá thực sự đến vào năm 1985 khi Pháp thành công với thiết kế tên lửa có thể so sánh với các SLBM của Liên Xô và Mỹ. “Một sản phẩm chất lượng” - tên lửa đạn đạo M4 nặng 35 tấn với khả năng mang tới 6 đầu đạn nhiệt hạch TN70/71 công suất 150Kt có thể tấn công vào các mục tiêu độc lập khác nhau. Tầm bắn của M4A là 4.000km, M4B là 5.000km, diện tích hủy diệt lên tới 20.000km2 và bán kính lệch mục tiêu chỉ còn 400m.
Hiện nay, trên tàu ngầm của Pháp được trang bị 64 tên lửa đạn đạo liên lục địa M45 tầm bắn 6.000km, đấy là thiết kế cải tiến sâu của M4.
Tuy vậy, nước Pháp đang trong tiến trình nâng cấp lực lượng tên lửa hạt nhân trên biển với việc trang bị lại cho tàu ngầm Triomphant tên lửa đạn đạo 3 tầng M51.
Thông số cơ kỹ thuật cơ bản của tên lửa M51
Tầm bắn: 8.000-10.000 km
CEP: 250m
Số lượng đầu đạn hạt nhân: 6-10
Loại đầu đạn: TN75 MIRV 150 kiloton
Trọng lượng 56 tấn
Chiều dài 13m
Đường kính: 2,35m
Giá thành: 12 triệu Euro/quả
Quá trình thay thế hoàn tất cũng đồng nghĩa với việc 4 tàu ngầm hạt nhân của Pháp mang tối thiểu 384 đầu đạn nhiệt hạch. Nếu xét kho dự trữ có số đầu đạn tương đương 5-10% số đầu đạn đang trực chiến thì Paris đang sở hữu ít nhất khoảng 420 đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, vào năm 2008, Tổng thống Pháp lúc bấy giờ là ông Nicolas Sarkozy tuyên bố nước này sẽ cắt giảm kho vũ xuống ngưỡng dưới 300 đầu đạn hạt nhân. Tất cả số đầu đạn này đều có thể nhanh chóng chuyển sang trang thái sẵn sàng nếu có chỉ thị khẩn cấp. Riêng các tên lửa trên tàu ngầm sẽ khai hỏa sau 10 phút nhận được lệnh.
4. Không duy trì “bộ ba hạt nhân”
Trong chiến tranh Lạnh, nước Pháp từng có một lực lượng hạt nhân đầy đủ. Nói cách khác là một lực lượng hạt nhân 3 thành phần: đường không, đường biển và mặt đất như Liên Xô và Mỹ.
Lực lượng hạt nhân mặt đất của họ khá đáng nể với đầu đạn 15-25 kiloton hoặc tên lửa đạn đạo 2 tầng đặt trong giếng phóng trên mặt đất S3 (nặng 25,8 tấn, tầm bắn 3.500km, mang đầu đạn TN 61 1,2 megaton). Đây là những tên lửa được phát triển trên nền tảng tương tự tên lửa M-20. Pháp đã từng triển khai khoảng 18 tên lửa S-3 với mục tiêu được mặc định là lãnh thổ Liên Xô.
|
Tên lửa đạn đạo liên lục địa S3 đã bị loại biên chế.
|
Tuy nhiên, sau năm 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi cộng với lý do kinh tế. Vì vậy, chính sách hạt nhân của Pháp cũng đã thay đổi. Lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo được ưu tiên tối đa - Paris coi đây là “xương sống” lực lượng hạt nhân chiến lược.
Trong khi đó, các đơn vị tên lửa đạn đạo mặt đất đã bị xem xét giảm bớt , các tên lửa S-3 được dư định thay thế bằng tên lửa M5 hoặc M45. Nhưng cuối cùng, lực lượng này bị loại bỏ hoàn toàn năm 1996.
5. Vũ khí hạt nhân chiến thuật
Ngoài vũ khí chiến lược, Pháp cũng có vũ khí hạt nhân chiến thuật. Đó là 60 tên lửa hành trình không đối đất tầm trung ASMP có trong biên chế của không quân. Hải quân cũng được trang bị 10 tên lửa loại này, ngoài ra còn khoảng 20 tên lửa trong kho dự trữ.
Việc phát triển tên lửa từ cuối những năm 1960 từng bị gián đoạn do vấn đề kinh phí. Tên lửa không đối đất ASMP trực chiến từ năm 1986.
Thông số kỹ thuật cơ bản
Tầm bắn: 80-300km
Tốc độ hành trình: Mach 2
Tốc độ tối đa: Mach 3
Chiều dài : 5,4m
Sải cánh: 1m
Trọng lượng: 900kg
Đầu đạn: TN-81 300 kiloton
Đầu thập kỷ này, tên lửa ASMP bắt đầu được cải tiến lên chuẩn ASMP-A với tầm bắn tăng lên tới 450-600km. Độ sai lệch tối đa của tên lửa được yêu cầu ở mức 10m. Nhà sản xuất đang cố gắng đạt được chỉ tiêu này.
|
Tên lửa hạt nhân chiến thuật ASMP dưới bụng tiêm kích Rafale.
|
Tên lửa mới được trang bị cho những tiêm kích đa năng thế hệ 4+ Rafale. Các máy bay này cũng được Pháp độc lập phát triển trong sự không hài lòng của cả Mỹ và một số cường quốc châu Âu khác. Rafale có thể cất cánh trên tàu sân bay Charles de Gaulle, đồng nghĩa với phạm vi hoạt động của tên lửa hạt nhân chiến thuật ASMP-A sẽ được mở rộng và linh hoạt hơn đáng kể.
Hiện nay, các lực lượng vũ trang Pháp trang bị hơn 120 máy bay Rafale. Tàu sân bay Charles de Gaulle có thể mang tối đa 40 chiếc Rafale-M. Đây là một “bệ phóng” để cùng một lúc khai hỏa 90 tên lửa ASMP-A, tạo ra đòn tấn công có sức hủy diệt trên 15 Megaton.