5 lý do khiến Ấn Độ không mua tiêm kích Rafale (2)

Google News

(Kiến Thức) - Pháp sẵn sàng ngưng giao tàu chiến cho Nga thì có gì đảm bảo rằng, tình trạng tương tự không xảy ra với tiêm kích Rafale nếu bán cho Ấn Độ.

Pháp không phải là một nhà thầu đáng tin cậy
Hãy thử tưởng tượng nếu như Ấn Độ đang có chiến tranh và họ cần tới loại một vũ khí răn đe như bom hạt nhân hay tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có đủ khả năng bắn tới tận Bắc Mỹ. Thì điều gì sẽ đảm bảo rằng trong một tình huống như vậy Pháp sẽ không cắt nguồn cung phụ tùng cần thiết với những chiếc tiêm kích Rafale xuất khẩu tới Ấn Độ dưới áp lực chính trị của Mỹ.
Paris luôn nhạy cảm với mọi áp lực về mặt chính trị từ Washington hay các quốc gia đồng minh, chính điều này đã dẫn tới sự đổ vỡ của hợp đồng đóng tàu đổ bộ trực thăng Mistral cho Nga hiện nay. Hay lùi về quá khứ là việc ngưng cung cấp tên lửa chống hạm Exocet cho Argentina trong Chiến tranh Falkland 1982.
5 ly do khien An Do khong mua tiem kich Rafale (2)
 Thương vụ Mistral là bài học đắt giá cho Ấn Độ, khi mọi chuyện đều có thể thay đổi do những tác động chính trị từ bên ngoài.
Đối với thương vụ Mistral, phía Nga khó có thể nhận được hai tàu đổ bộ trực thăng khi Pháp tuyên bố hoãn lại vô thời hạn việc bàn giao các tàu này cho Nga. Moscow đã buộc phải đưa 400 thủy thủ của mình đang được đào tạo tại Pháp về nước và tuyên bố rằng sẽ tự đóng các tàu đổ bộ trực thăng riêng của nước này cùng với đó là phía Pháp phải chịu khoản tiền bồi thường hợp đồng trị giá hàng tỷ USD.
Thương vụ Mistral có thể sẽ là bài học trước mắt cho Ấn Độ khi quyết định ký bất cứ hợp đồng quân sự mang tính chiến lược nào với Pháp. Không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng Pháp còn khiến hàng ngàn công nhân trong ngành công nghiệp quốc phòng của nước này mất việc chỉ để hài lòng Washington, đó là còn chưa kể tới uy tín của Pháp trên thị trường vũ khí thế giới.
Trong khi trước đây Pháp là một trong những nhà thầu quân sự đáng tin cậy nhất thế giới, điển hình như những chiếc tiêm kích Mirage 2000 mà Không quân Ấn Độ đang sử dụng đã có tuổi thọ lên tới hơn 30 năm sau khi được nâng cấp kéo dài thêm thời gian hoạt động. Nhưng đó là khi Paris vẫn còn theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập, và khi nước này quay lại Khối quân sự NATO thì mọi chuyện đã khác. Và nếu Pháp có thể chỉ một ngón tay về phía Moscow, thì New Delhi sẽ không là gì đối với Paris.
5 ly do khien An Do khong mua tiem kich Rafale (2)-Hinh-2
New Delhi sẽ không là gì đối với Paris nếu như xảy ra mâu thuẫn trong quá trình thực hiện hợp đồng Rafale.
Không có sự bảo đảm từ chính Dassault
Mặc dù hợp đồng Rafale có khá nhiều rủi ro nhưng Dassault lại từ chối để đảm bảo kỹ thuật cho những chiếc tiêm kích đa năng thế hệ 4 Rafale được sản xuất tại Ấn Độ, với lý do rằng các công ty hàng không của Ấn Độ không đáp ứng được những tiêu chuẩn do Dassault đề ra. Đồng ý rằng, ngành công nghiệp hàng không Ấn Độ không bằng Nhật Bản hay Đức nhưng nếu Intel có thể sản xuất chip tại Ấn Độ và Mỹ có thể nhập khẩu cửa trực thăng từ hãng Tata, thì vấn đề của Dassault cho dây chuyển sản xuất Rafale ở Ấn Độ là gì. Yêu cầu vô lý từ các công ty quốc phòng của Pháp càng chỉ ra sự kiêu ngạo của họ và hoàn toàn bỏ qua các tiêu chuẩn quốc phòng của Ấn Độ
Trong khi đó để có thể sản xuất Rafale tại Ấn Độ nước này đã phải xây dựng một nhà máy hoàn toàn mới, mặt khác công ty hàng không quốc doanh Hindustan Aeronautics Ltd (HAL) của Ấn Độ lại đang sản xuất những chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI tại các nhà máy của HAL và việc khởi động thêm một dây chuyền sản xuất nữa cho Rafale không phải là điều gì quá khó.
Bỏ ra hơn 30 tỷ USD để mua các bản sao?
Theo tờ Defence Industry Daily cho biết, những chiếc tiêm kích đa năng Rafale của Pháp chỉ giống như chiếc bóng của những chiếc tiêm kích Sukhoi, mặc dù không thể không thừa nhận rằng Rafale được trang bị rất tốt.
5 ly do khien An Do khong mua tiem kich Rafale (2)-Hinh-3
Ấn Độ liệu có cần tới Rafale khi đã nắm trong tay dây chuyền sản xuất và lắp ráp Su-30MKI tại nước này.
Nhờ việc được trang bị hệ thống tìm kiếm và thám sát hồng ngoại Thales/SAGEM OSF kết hợp với tên lửa không đối không tầm trung MICA IR cùng với hệ thống radar thụ động dẫn đường cho tên lửa, tiêm kích Rafale có thể tấn công các mục tiêu từ bên ngoài tầm nhìn. Tính năng vốn từ lâu đã được trang bị trên các dòng máy bay tiêm kích Su-27, Su-30 và MiG-29 của Nga.
Việc Ấn Độ mua Rafale được mô tả như New Delhi đang mua các biến thể thu nhỏ của Su-30MKI, vậy tại sao Không quân Ấn Độ phải bỏ nhiều tiền hơn để mua một máy bay chiến đấu có ít tính năng hơn những máy bay mà họ đang được trang bị ? Hay Không quân Ấn Độ đang muốn sở hữu một máy bay chiến đấu tầm trung nhưng họ lại đang được trang bị những chiếc MiG-29 loại máy bay chiến đấu vốn đang được một số nước NATO sử dụng? Câu trả lời chắc chắn chỉ có những người trong cuộc mới hiểu rõ.
Trong khi đó để theo đuổi hợp đồng tiêm kích Rafale chính phủ Ấn Độ đã phải cắt giảm hơn 2,1 tỷ USD ngân sách dành cho lực lượng Không quân và Không quân Hải quân nước này, khi mà tính khả thi của hợp đồng Rafale vẫn chưa mấy rõ ràng và Không quân Ấn Độ phải đối mặt việc cắt giảm ngân sách.
Trà Khánh

Bình luận(0)