Cuộc chiến tranh Liên Xô - Afghanistan kéo dài từ năm 1979-1989 được xem là cuộc chiến dài nhất và tổn thất nhiều nhất của Liên Xô kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, lực lượng phiến quân Mujahideen đã gây cho Quân đội Liên Xô khá nhiều tổn thất. Theo thống kê của Viện nghiên cứu Afghanistan có trụ sở tại Washington DC (Mỹ), trong cuộc chiến này, lực lượng quân đội Liên Xô đã tổn thất khoảng 14.543 người, trong các tổn thất về vũ khí trang bị có khoảng 125 máy bay các loại bị bắn rơi trong đó có 113 máy bay cánh bằng (số còn lại là trực thăng). Đầu tiên, máy bay cường kích Su-25 chuyên thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất. Với khả năng bay tốc độ cận âm rất tốt tại độ cao thấp, Su-25 tỏ ra rất lợi hại trong nhiệm vụ chống tăng và chi viện hỏa lực trên chiến trường. Trong chiến tranh Afghanistan, Su-25 được sử dụng cho nhiệm vụ săn lùng các căn cứ của lực lượng phiến quân Mujahideen. Với khả năng trang bị hỏa lực mạnh, trong suốt cuộc chiến này Su-25 đã phóng tổng cộng 139 tên lửa dẫn đường các loại chưa tính các loại bom và rocket không điều khiển vào các vị trí của phiến quân. Mỗi chiếc Su-25 thực hiện hơn 360 phi vụ/năm, đây cũng là loại máy bay được sử dụng nhiều nhất trong cuộc chiến này. Có khoảng 50 máy bay Su-25 được luân phiên triển khai làm nhiệm vụ và đã thực hiện hơn 60.000 phi vụ trong suốt cuộc chiến này. Tuy nhiên do thường xuyên thực hiện các phi vụ tấn công tầm thấp nên Su-25 cũng là loại máy bay bị săn lùng nhiều nhất. Tổng cộng có 36 chiếc Su-25 bị rơi trong chiến tranh, trong đó có 21 chiếc bị bắn hạ số còn lại bị rơi do sự cố kỹ thuật. Thứ 2, Su-17 cũng là một máy bay cường kích có vai trò tương tự như Su-25, so với Su-25 thì Su-17 lạc hậu hơn do nó được chế tạo vào những năm 1960. Với thiết kế cánh cụp-cánh xòe độc đáo, Su-17 tỏ ra rất lợi hại trong các phi vụ bổ nhào cắt bom.Su-17 cũng được sử dụng với vai trò săn lùng các khu vực tiền đồn của lực lượng phiến quân Mujahideen, đây là loại máy bay duy nhất được sử dụng từ đầu cho đến cuối cuộc chiến. Tuy nhiên, từ khi loại tên lửa phòng không vác vai Strela-2 (trong ảnh) nhập lậu từ Ai Cập và tên lửa FIM-42 và FIM-92 do Mỹ viện trợ cho phiến quân Afghanistan thì Su-17 nhanh chóng trở thành mồi ngon cho các loại tên lửa này. Có 34 máy bay Su-17 đã bị bắn hạ hoặc gặp sự cố trong cuộc chiến này, đến cuối cuộc chiến, Su-17 đã được thay thế bằng MiG-27 có độ cao hoạt động lớn hơn để tránh các tên lửa phòng không vác vai. Thứ 3, tiêm kích đánh chặn MiG-21 là mẫu máy bay bảo vệ không phận nhanh nhẹn, nó có khả năng thực hiện những phi vụ đột kích đánh chặn đội hình máy bay chiến đấu của đối phương rất hiệu quả. Tuy nhiên, trong cuộc chiến này, MiG-21 đã trở nên lạc hậu so với những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 đời đầu nên đã có 21 chiếc MiG-21 đã bị bắn hạ và gặp sự cố trong cuộc chiến. Thứ 4, tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23 được sử dụng với vai trò phòng không và cả tấn công mặt đất. Tuy nhiên, các phi công sử dụng MiG-23 đã kết luận rằng, thiết kế cánh cụp cánh xòe của nó không phù hợp với điều kiện tại Afghanistan. Mặt khác, tốc độ bay khá nhanh của nó trong khi hệ thống điện tử chưa đủ độ tinh vi nên tiêm kích này gặp nhiều hạn chế trong việc tấn công chính xác. 11 máy bay MiG-23 đã bị bắn hạ hoặc gặp sự cố trong cuộc chiến này. Thứ 5, máy bay vận tải quân sự và dân sự hạng trung 4 động cơ An-12, thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa đến chiến trường và chở thương binh hay liệt sĩ từ chiến trường về Liên Xô. 10 máy bay An-12 đã bị bắn hạ hoặc gặp sự cố trong cuộc chiến. Thứ 6, máy bay vận tải quân sự và dân sự hạng nhẹ 2 động cơ An-26, có khả năng chở theo 40 người hoặc 5.500kg hàng hóa. An-26 cũng được sử dụng với vai trò vận chuyển hàng hóa, binh lính đến các khu vực chiến trường và sơ tán thương binh. Máy bay này có trần bay khá thấp khoảng 7.500m nên rất dễ bị bắn hạ bởi hỏa lực mặt đất, 6 chiếc An-26 đã bị rơi trong cuộc chiến này. Thứ 7, máy bay vận tải quân sự hạng nặng Il-76 được trang bị 4 động cơ phản lực, chuyên thực hiện các hoạt động vận chuyển hàng hóa quân sự đặc biệt như các loại xe thiết giáp, xe quân sự, pháo binh, đạn dược đến chiến trường. Il-76 có thể chở theo tải trọng hàng hóa từ 42-60 tấn tùy theo biến thể, IL-76 đã chứng minh được hiệu quả rất cao trong cuộc chiến này. Ít nhất 2 chiếc IL-76 đã bị rơi trong đó không loại trừ khả năng bị bắn hạ. Thứ 8, máy bay trinh sát và chiến tranh điện tử Yak-28, được sử dụng ở Afghanistan cho vai trò trinh sát. Mặc dù số lượng sản xuất của Yak-28 là khá lớn và được sử dụng rộng rãi trong Không quân Liên Xô và một số nước khác nhưng nó lại không được công nhận một cách chính thức trong các đơn vị chiến đấu. Đã có 2 chiếc Yak-28 đã mất trong cuộc chiến tại Afghanistan. Thứ 9, máy bay An-30 chuyên thực hiện nhiệm vụ đo đạc và chụp ảnh trên không. Nó có phần mũi được thiết kế khá đặc biệt với rất nhiều khung kính để tạo thuận lợi và tăng độ chính xác cho các thiết bị chụp quang ảnh. An-30 được trang bị 5 máy ảnh cỡ lớn có khả năng chụp ảnh mặt đất với tỷ lệ 1/200.000 khi bay ở độ cao 2.000m và 1/15.000.000 khi bay ở độ cao 7.000m. Có một An-30 đã bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không vác vai khi hoạt động tại Afghanistan. Thứ 10, cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24, đây là máy bay đầu tiên của Liên Xô được trang bị hệ thống điện tử chuyển hướng và tấn công kỹ thuật số. Su-24 có khả năng mang theo tới 8 tấn vũ khí kết hợp với tốc độ nhanh và hệ thống điện tử hiện đại biến nó thành một sát thủ cực kỳ lợi hại trên chiến trường. Su-24 được NATO đặt cho biệt danh “Kiếm sĩ” bởi khả năng tuyệt vời của nó, trong chiến tranh Afghanistan, Su-24 được sử dụng khá hạn chế và không được chuyển đến một cách chính thức tại chiến trường này. Chỉ có một chiếc Su-24 đã gặp nạn sau khi làm nhiệm vụ chiến đấu tại Afghansitan và dang trên đường trở về căn cứ tại Uzbekistan.
Cuộc chiến tranh Liên Xô - Afghanistan kéo dài từ năm 1979-1989 được xem là cuộc chiến dài nhất và tổn thất nhiều nhất của Liên Xô kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, lực lượng phiến quân Mujahideen đã gây cho Quân đội Liên Xô khá nhiều tổn thất. Theo thống kê của Viện nghiên cứu Afghanistan có trụ sở tại Washington DC (Mỹ), trong cuộc chiến này, lực lượng quân đội Liên Xô đã tổn thất khoảng 14.543 người, trong các tổn thất về vũ khí trang bị có khoảng 125 máy bay các loại bị bắn rơi trong đó có 113 máy bay cánh bằng (số còn lại là trực thăng).
Đầu tiên, máy bay cường kích Su-25 chuyên thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất. Với khả năng bay tốc độ cận âm rất tốt tại độ cao thấp, Su-25 tỏ ra rất lợi hại trong nhiệm vụ chống tăng và chi viện hỏa lực trên chiến trường. Trong chiến tranh Afghanistan, Su-25 được sử dụng cho nhiệm vụ săn lùng các căn cứ của lực lượng phiến quân Mujahideen.
Với khả năng trang bị hỏa lực mạnh, trong suốt cuộc chiến này Su-25 đã phóng tổng cộng 139 tên lửa dẫn đường các loại chưa tính các loại bom và rocket không điều khiển vào các vị trí của phiến quân. Mỗi chiếc Su-25 thực hiện hơn 360 phi vụ/năm, đây cũng là loại máy bay được sử dụng nhiều nhất trong cuộc chiến này.
Có khoảng 50 máy bay Su-25 được luân phiên triển khai làm nhiệm vụ và đã thực hiện hơn 60.000 phi vụ trong suốt cuộc chiến này. Tuy nhiên do thường xuyên thực hiện các phi vụ tấn công tầm thấp nên Su-25 cũng là loại máy bay bị săn lùng nhiều nhất. Tổng cộng có 36 chiếc Su-25 bị rơi trong chiến tranh, trong đó có 21 chiếc bị bắn hạ số còn lại bị rơi do sự cố kỹ thuật.
Thứ 2, Su-17 cũng là một máy bay cường kích có vai trò tương tự như Su-25, so với Su-25 thì Su-17 lạc hậu hơn do nó được chế tạo vào những năm 1960. Với thiết kế cánh cụp-cánh xòe độc đáo, Su-17 tỏ ra rất lợi hại trong các phi vụ bổ nhào cắt bom.
Su-17 cũng được sử dụng với vai trò săn lùng các khu vực tiền đồn của lực lượng phiến quân Mujahideen, đây là loại máy bay duy nhất được sử dụng từ đầu cho đến cuối cuộc chiến. Tuy nhiên, từ khi loại tên lửa phòng không vác vai Strela-2 (trong ảnh) nhập lậu từ Ai Cập và tên lửa FIM-42 và FIM-92 do Mỹ viện trợ cho phiến quân Afghanistan thì Su-17 nhanh chóng trở thành mồi ngon cho các loại tên lửa này. Có 34 máy bay Su-17 đã bị bắn hạ hoặc gặp sự cố trong cuộc chiến này, đến cuối cuộc chiến, Su-17 đã được thay thế bằng MiG-27 có độ cao hoạt động lớn hơn để tránh các tên lửa phòng không vác vai.
Thứ 3, tiêm kích đánh chặn MiG-21 là mẫu máy bay bảo vệ không phận nhanh nhẹn, nó có khả năng thực hiện những phi vụ đột kích đánh chặn đội hình máy bay chiến đấu của đối phương rất hiệu quả. Tuy nhiên, trong cuộc chiến này, MiG-21 đã trở nên lạc hậu so với những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 đời đầu nên đã có 21 chiếc MiG-21 đã bị bắn hạ và gặp sự cố trong cuộc chiến.
Thứ 4, tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23 được sử dụng với vai trò phòng không và cả tấn công mặt đất. Tuy nhiên, các phi công sử dụng MiG-23 đã kết luận rằng, thiết kế cánh cụp cánh xòe của nó không phù hợp với điều kiện tại Afghanistan. Mặt khác, tốc độ bay khá nhanh của nó trong khi hệ thống điện tử chưa đủ độ tinh vi nên tiêm kích này gặp nhiều hạn chế trong việc tấn công chính xác. 11 máy bay MiG-23 đã bị bắn hạ hoặc gặp sự cố trong cuộc chiến này.
Thứ 5, máy bay vận tải quân sự và dân sự hạng trung 4 động cơ An-12, thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa đến chiến trường và chở thương binh hay liệt sĩ từ chiến trường về Liên Xô. 10 máy bay An-12 đã bị bắn hạ hoặc gặp sự cố trong cuộc chiến.
Thứ 6, máy bay vận tải quân sự và dân sự hạng nhẹ 2 động cơ An-26, có khả năng chở theo 40 người hoặc 5.500kg hàng hóa. An-26 cũng được sử dụng với vai trò vận chuyển hàng hóa, binh lính đến các khu vực chiến trường và sơ tán thương binh. Máy bay này có trần bay khá thấp khoảng 7.500m nên rất dễ bị bắn hạ bởi hỏa lực mặt đất, 6 chiếc An-26 đã bị rơi trong cuộc chiến này.
Thứ 7, máy bay vận tải quân sự hạng nặng Il-76 được trang bị 4 động cơ phản lực, chuyên thực hiện các hoạt động vận chuyển hàng hóa quân sự đặc biệt như các loại xe thiết giáp, xe quân sự, pháo binh, đạn dược đến chiến trường. Il-76 có thể chở theo tải trọng hàng hóa từ 42-60 tấn tùy theo biến thể, IL-76 đã chứng minh được hiệu quả rất cao trong cuộc chiến này. Ít nhất 2 chiếc IL-76 đã bị rơi trong đó không loại trừ khả năng bị bắn hạ.
Thứ 8, máy bay trinh sát và chiến tranh điện tử Yak-28, được sử dụng ở Afghanistan cho vai trò trinh sát. Mặc dù số lượng sản xuất của Yak-28 là khá lớn và được sử dụng rộng rãi trong Không quân Liên Xô và một số nước khác nhưng nó lại không được công nhận một cách chính thức trong các đơn vị chiến đấu. Đã có 2 chiếc Yak-28 đã mất trong cuộc chiến tại Afghanistan.
Thứ 9, máy bay An-30 chuyên thực hiện nhiệm vụ đo đạc và chụp ảnh trên không. Nó có phần mũi được thiết kế khá đặc biệt với rất nhiều khung kính để tạo thuận lợi và tăng độ chính xác cho các thiết bị chụp quang ảnh. An-30 được trang bị 5 máy ảnh cỡ lớn có khả năng chụp ảnh mặt đất với tỷ lệ 1/200.000 khi bay ở độ cao 2.000m và 1/15.000.000 khi bay ở độ cao 7.000m. Có một An-30 đã bị bắn hạ bằng tên lửa phòng không vác vai khi hoạt động tại Afghanistan.
Thứ 10, cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24, đây là máy bay đầu tiên của Liên Xô được trang bị hệ thống điện tử chuyển hướng và tấn công kỹ thuật số. Su-24 có khả năng mang theo tới 8 tấn vũ khí kết hợp với tốc độ nhanh và hệ thống điện tử hiện đại biến nó thành một sát thủ cực kỳ lợi hại trên chiến trường.
Su-24 được NATO đặt cho biệt danh “Kiếm sĩ” bởi khả năng tuyệt vời của nó, trong chiến tranh Afghanistan, Su-24 được sử dụng khá hạn chế và không được chuyển đến một cách chính thức tại chiến trường này. Chỉ có một chiếc Su-24 đã gặp nạn sau khi làm nhiệm vụ chiến đấu tại Afghansitan và dang trên đường trở về căn cứ tại Uzbekistan.