Nhà bác học Lê Quý Đôn sinh ngày 2/8/1726 tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam (nay là thôn Đồng Phú thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Ngay từ thuở nhỏ, Lê Quý Đôn đã được gọi là “thần đồng”. Năm 5 tuổi ông đọc được nhiều bài trong Kinh Thi; 12 tuổi đọc hết các sử sách, năm 14 tuổi đọc xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia...
Ông còn được biết đến là người đỗ đầu 3 kỳ thi: Năm 17 tuổi, Lê Quý Đôn thi Hương đỗ đầu tức Giải nguyên. Năm 1752 khi 26 tuổi, ông thi Hội và đỗ đầu tức Hội nguyên. Vào đến thi Đình ông lại đỗ đầu tức Bảng nhãn (do kỳ thi này không lấy Trạng nguyên).
Ngay sau khi đỗ đạt, Lê Quý Đôn được bổ nhiệm làm quan và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, đến năm 1783, ông được giữ đến chức Thượng thư bộ Công.
Toàn bộ những tri thức cao nhất ở thế kỷ thứ 18 đều được bao quát vào trong các tác phẩm của Lê Quý Đôn.Tác phẩm của ông như cái mốc lớn đánh dấu thành tựu văn hóa của cả một thời đại. Ông nổi tiếng với “Đại Việt thông sử”,“Phủ biên tạp lục", đặc biệt cuốn bách khoa thư "Vân đài loại ngữ" (viết lúc ông 30 tuổi) tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học…Không chỉ là nhà bác học, Lê Quý Đôn còn là người thầy xuất sắc. Ông thấy được cái hạn chế của cách giáo dục tầm chương trích cú, phục vụ thi cử với mục đích để ra làm quan, đào tạo ra những người thiếu bản lĩnh.Ở tác phẩm Vân đài loại ngữ, ông phê phán các nho sĩ đương thời, chỉ biết nhồi nhét những kinh điển viển vông; đồng thời tha thiết đề xuất phải thay đổi "Giáo khoa phải dạy cả lục nghệ, trong đó cả văn tự và vũ bị".Ông chủ trương khi học phải biết nắm lấy cái chính, có óc suy luận, không nệ vào sách vở và học là để hành. Ông viết "đọc sách một thước không bằng hành được một tấc".Với các bậc cha mẹ, Lê Quý Đôn khuyên "Dạy con phải dạy cho có nghề nghiệp" (không nhất thiết lấy thi cử làm con đường duy nhất để lập thân), "muốn con nên người phải dạy cho chúng biết sợ hãi, biết hổ thẹn, biết khó nhọc".Giáo sư sử học Văn Tân trong bài Kỷ niệm 250 năm ngày sinh Lê Quý Đôn đã từng nhận xét: “Lê Quý Đôn là cái tủ sách tổng hợp biết nói của nước Việt Nam hồi thế kỷ XVIII. Trên thì thiên văn, dưới thì địa lý, giữa là con người, không gì Lê Quý Đôn không biết”.Ngày nay, tên của Lê Quý Đôn được đặt cho nhiều đường phố, trường học khắp cả nước. Tại quê hương ông còn có Khu lưu niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn được công nhận là Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia. (Ảnh: Đền thờ Lê Quý Đơn).Mời độc giả xem video:Quảng Nam: Tổ chức ăn nhậu giữa mùa dịch, 3 cán bộ bị tạm đình chỉ công tác. Nguồn: THDT.
Nhà bác học Lê Quý Đôn sinh ngày 2/8/1726 tại làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam (nay là thôn Đồng Phú thuộc xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Ngay từ thuở nhỏ, Lê Quý Đôn đã được gọi là “thần đồng”. Năm 5 tuổi ông đọc được nhiều bài trong Kinh Thi; 12 tuổi đọc hết các sử sách, năm 14 tuổi đọc xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia...
Ông còn được biết đến là người đỗ đầu 3 kỳ thi: Năm 17 tuổi, Lê Quý Đôn thi Hương đỗ đầu tức Giải nguyên. Năm 1752 khi 26 tuổi, ông thi Hội và đỗ đầu tức Hội nguyên. Vào đến thi Đình ông lại đỗ đầu tức Bảng nhãn (do kỳ thi này không lấy Trạng nguyên).
Ngay sau khi đỗ đạt, Lê Quý Đôn được bổ nhiệm làm quan và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, đến năm 1783, ông được giữ đến chức Thượng thư bộ Công.
Toàn bộ những tri thức cao nhất ở thế kỷ thứ 18 đều được bao quát vào trong các tác phẩm của Lê Quý Đôn.
Tác phẩm của ông như cái mốc lớn đánh dấu thành tựu văn hóa của cả một thời đại. Ông nổi tiếng với “Đại Việt thông sử”,“Phủ biên tạp lục", đặc biệt cuốn bách khoa thư "Vân đài loại ngữ" (viết lúc ông 30 tuổi) tập hợp các tri thức về triết học, khoa học, văn học…
Không chỉ là nhà bác học, Lê Quý Đôn còn là người thầy xuất sắc. Ông thấy được cái hạn chế của cách giáo dục tầm chương trích cú, phục vụ thi cử với mục đích để ra làm quan, đào tạo ra những người thiếu bản lĩnh.
Ở tác phẩm Vân đài loại ngữ, ông phê phán các nho sĩ đương thời, chỉ biết nhồi nhét những kinh điển viển vông; đồng thời tha thiết đề xuất phải thay đổi "Giáo khoa phải dạy cả lục nghệ, trong đó cả văn tự và vũ bị".
Ông chủ trương khi học phải biết nắm lấy cái chính, có óc suy luận, không nệ vào sách vở và học là để hành. Ông viết "đọc sách một thước không bằng hành được một tấc".
Với các bậc cha mẹ, Lê Quý Đôn khuyên "Dạy con phải dạy cho có nghề nghiệp" (không nhất thiết lấy thi cử làm con đường duy nhất để lập thân), "muốn con nên người phải dạy cho chúng biết sợ hãi, biết hổ thẹn, biết khó nhọc".
Giáo sư sử học Văn Tân trong bài Kỷ niệm 250 năm ngày sinh Lê Quý Đôn đã từng nhận xét: “Lê Quý Đôn là cái tủ sách tổng hợp biết nói của nước Việt Nam hồi thế kỷ XVIII. Trên thì thiên văn, dưới thì địa lý, giữa là con người, không gì Lê Quý Đôn không biết”.
Ngày nay, tên của Lê Quý Đôn được đặt cho nhiều đường phố, trường học khắp cả nước. Tại quê hương ông còn có Khu lưu niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn được công nhận là Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia. (Ảnh: Đền thờ Lê Quý Đơn).
Mời độc giả xem video:Quảng Nam: Tổ chức ăn nhậu giữa mùa dịch, 3 cán bộ bị tạm đình chỉ công tác. Nguồn: THDT.