E. B. White (1899-1985) là nhà văn người Mỹ chuyên viết truyện cho thiếu nhi. Ông là cha đẻ của nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Charlotte và Wilbur, Chiếc kèn của thiên nga... Những gì E. B. White cần cho không gian sáng tác là một chiếc bàn dễ chịu, một chiếc ghế thoải mái, ở bên cạnh khung cửa sổ nhìn ra quang cảnh thoáng tầm mắt. Ảnh: Greelane.Jane Austen là tác giả của cuốn tiểu thuyết kinh điển Kiêu hãnh và định kiến. Ngoài ra, bà còn được biết đến với nhiều tác phẩm giá trị khác như Lý trí và tình cảm, Trang viên Mansfield. Tuy nhiên, yêu cầu của Jane đối với nơi làm việc lại rất đơn giản, chỉ cần chiếc bàn nhỏ và một không gian yên tĩnh. Ảnh: Guardian.Khi gặp khó khăn trong việc sáng tác, các tác giả thường sẽ nghỉ ngơi hoặc làm gì đó để tìm lại nguồn cảm hứng. Đối với đại văn hào Mark Twain, đó có thể là một ván bi-a. Cho nên ngoài bàn, ghế, sách vở, phòng làm việc của Mark Twain còn có một bàn bi-a. Ảnh: Inhabitat.Virginia Woolf là nữ nhà văn người Anh. Bà đã dành hơn nửa cuộc đời để đấu tranh, đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Các tác phẩm tiêu biểu của Virginia có thể kể ra như: Bà Dalloway, Ba đồng ghi nê hay Orlando. Góc làm việc của Virginia không quá cầu kỳ mà đơn giản, gọn gàng với cánh cửa ra vào nhìn ra ngoài trời. Ảnh: Guardian UK.Agatha Christie được mệnh danh là nữ hoàng truyện trinh thám với nhiều tác phẩm nổi tiếng: Án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông, Hẹn với tử thần... Đằng sau số lượng tác phẩm lớn mà Agatha Christie đã sáng tác là một góc làm việc gọn gàng và đơn giản. Ở đó, bộ bàn ghế gỗ được đặt cạnh giá sách. Trên bàn là chiếc máy đánh chữ, nơi những cuốn sách trinh thám kinh điển như Mười người da đen nhỏ đã ra đời. Ảnh: Britannica.Albert Camus là cha đẻ của những tác phẩm xuất sắc như: Dịch hạch, Người xa lạ... Đối với ông, không gian làm việc ưa thích phải là nơi ngập tràn ánh sáng tự nhiên. Góc bàn làm việc của Albert Camus được đặt cạnh một khung cửa sổ ngập nắng, có thể trải tầm mắt ra ngoài thiên nhiên. Đó chính là nơi ông sáng tác nên những cuốn sách đầy chiêm nghiệm của mình. Ảnh: Newyorker.com.Ernest Hemingway nổi tiếng với nhiều tác phẩm kinh điển như Ông già và biển cả, Chuông nguyện hồn ai... Để tìm được cảm hứng sáng tác, Hemingway thường chọn một góc làm việc thoáng đãng. Một chiếc bàn gỗ đơn giản, một chiếc ghế dễ chịu, một giá sách đầy ắp và thật nhiều giấy bút là đủ để ông có cảm hứng viết. Ảnh: Literary Traveler.Jack London là nhà văn lớn người Mỹ. Các tác phẩm của ông được in và bán rộng rãi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tác giả của Tiếng gọi nơi hoang dã nổi tiếng thường làm việc trong không gian tràn ngập sách vở và giấy tờ. Ở nơi đó, ông mới có thể tìm kiếm được nhiều nguồn cảm hứng. Ảnh: Greelane.
E. B. White (1899-1985) là nhà văn người Mỹ chuyên viết truyện cho thiếu nhi. Ông là cha đẻ của nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Charlotte và Wilbur, Chiếc kèn của thiên nga... Những gì E. B. White cần cho không gian sáng tác là một chiếc bàn dễ chịu, một chiếc ghế thoải mái, ở bên cạnh khung cửa sổ nhìn ra quang cảnh thoáng tầm mắt. Ảnh: Greelane.
Jane Austen là tác giả của cuốn tiểu thuyết kinh điển Kiêu hãnh và định kiến. Ngoài ra, bà còn được biết đến với nhiều tác phẩm giá trị khác như Lý trí và tình cảm, Trang viên Mansfield. Tuy nhiên, yêu cầu của Jane đối với nơi làm việc lại rất đơn giản, chỉ cần chiếc bàn nhỏ và một không gian yên tĩnh. Ảnh: Guardian.
Khi gặp khó khăn trong việc sáng tác, các tác giả thường sẽ nghỉ ngơi hoặc làm gì đó để tìm lại nguồn cảm hứng. Đối với đại văn hào Mark Twain, đó có thể là một ván bi-a. Cho nên ngoài bàn, ghế, sách vở, phòng làm việc của Mark Twain còn có một bàn bi-a. Ảnh: Inhabitat.
Virginia Woolf là nữ nhà văn người Anh. Bà đã dành hơn nửa cuộc đời để đấu tranh, đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Các tác phẩm tiêu biểu của Virginia có thể kể ra như: Bà Dalloway, Ba đồng ghi nê hay Orlando. Góc làm việc của Virginia không quá cầu kỳ mà đơn giản, gọn gàng với cánh cửa ra vào nhìn ra ngoài trời. Ảnh: Guardian UK.
Agatha Christie được mệnh danh là nữ hoàng truyện trinh thám với nhiều tác phẩm nổi tiếng: Án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông, Hẹn với tử thần... Đằng sau số lượng tác phẩm lớn mà Agatha Christie đã sáng tác là một góc làm việc gọn gàng và đơn giản. Ở đó, bộ bàn ghế gỗ được đặt cạnh giá sách. Trên bàn là chiếc máy đánh chữ, nơi những cuốn sách trinh thám kinh điển như Mười người da đen nhỏ đã ra đời. Ảnh: Britannica.
Albert Camus là cha đẻ của những tác phẩm xuất sắc như: Dịch hạch, Người xa lạ... Đối với ông, không gian làm việc ưa thích phải là nơi ngập tràn ánh sáng tự nhiên. Góc bàn làm việc của Albert Camus được đặt cạnh một khung cửa sổ ngập nắng, có thể trải tầm mắt ra ngoài thiên nhiên. Đó chính là nơi ông sáng tác nên những cuốn sách đầy chiêm nghiệm của mình. Ảnh: Newyorker.com.
Ernest Hemingway nổi tiếng với nhiều tác phẩm kinh điển như Ông già và biển cả, Chuông nguyện hồn ai... Để tìm được cảm hứng sáng tác, Hemingway thường chọn một góc làm việc thoáng đãng. Một chiếc bàn gỗ đơn giản, một chiếc ghế dễ chịu, một giá sách đầy ắp và thật nhiều giấy bút là đủ để ông có cảm hứng viết. Ảnh: Literary Traveler.
Jack London là nhà văn lớn người Mỹ. Các tác phẩm của ông được in và bán rộng rãi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tác giả của Tiếng gọi nơi hoang dã nổi tiếng thường làm việc trong không gian tràn ngập sách vở và giấy tờ. Ở nơi đó, ông mới có thể tìm kiếm được nhiều nguồn cảm hứng. Ảnh: Greelane.