Dự Hội thảo có đại diện cácSở, ban ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) sản xuất nông nghiệp đặc sản, các Công ty dịch vụ vận tải, du lịch, sự kiện và lữ hành Hà Giang Tourist, đại diện một số làng văn hoá du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnhvà chuyên gia tư vấn, phản biện ở Trung ương và tỉnh.
Hội thảo có 21 báo cáo tham luận về các vấn đề: Vai trò của du lịch nông nghiệp (DLNN), thực trạng, tiềm năng thế mạnh các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, đặc trưng chất lượng cao phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang; nhữngkhó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện phát triển DLNN nói chung và phát triển các sản phẩm DLNN nói riêng ở các địa phương.
Tại hội thảo, các chuyên gia TVPB đã phân tích một số mô hình DLNN nổi bật và một số sản phẩm DLNN đặc sản, đặc trưng chất lương cao ở trong và ngoài nước, đặc biệt là tại địa bàn một số tỉnh lân cậncủa Hà Giang như: Sơn La, Cao Bằng, Tuyên Quang, Phú Thọ, đặc biệt là mô hình DLNN gắn với thương hiệu cây “hoa Lan”, “hoa Sen”và chuỗi DLNN tham quan trải nghiệm gắn với “cây Tam thất bắc” cùng với hệ thống nhà hàng, ẩm thực, dược liệu, thuốc quý, thực phẩm chức năngvà khu chụp ảnh lưu niệmở Châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Xuất phát từ kết quả bước đầu và những khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển DLNN ở Hà Giang, để nâng tầm DLNN,sản phẩm DLNN chất lượng cao tạo nguồn sinh kế giúp người dân địa phương Hà Giang nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững từ chính phương thức canh tác độc đáo trong nông nghiệp cũng như các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, đặc trưng chất lượng cao của người nông dân làm ra, hội thảo đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất với Trung ương, tỉnh Hà Giang cần triển khai đồng bộ, hiệu quả giải pháp về cơ chế, chính sách.
Tất cả các kiến nghị, giải pháp được các đại biểu nêu lên tại hội thảo, Liên hiệp Hội tỉnh sẽ tổng hợp đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh làm định hướng để triển khai, thực hiện./.