Tờ Want Daily của Đài Loan dẫn nguồn tin từ cựu chỉ huy Tập đoàn phát triển thử nghiệm hàng không thuộc Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản ông Toshiyuki Roku cho hay, do các loại tên lửa không đối không PL-12, SD-10A và PL-9C nội địa của Trung Quốc đều được thiết kế dựa trên công nghệ từ Ukraine, không đủ để đối phó với tên lửa không đối không của Mỹ.
Chính vì lẽ đó, quân đội Trung Quốc (PLA) nhận ra sự cần thiết phải có thêm những tên lửa tối tân của Nga để đối đầu với Mỹ và Nhật Bản nếu có xung đột. Ông Roku cho hay, Trung Quốc có thể đã mua 1.500 tên lửa R-77 và 3.300 tên lửa R-73 của Nga.
|
Tên lửa không đối không SD-10A nội địa của Trung Quốc.
|
Đồng thời ông Toshiyuki Roku cũng cho biết thêm, tên lửa tầm ngắn R-73 được phát triển vào năm 1985 được xem là tên lửa không đối không mạnh nhất thời Chiến tranh Lạnh, ưu thế hơn hẳn so với tên lửa AIM-9M mà các lực lượng
NATO sử dụng kể từ năm 1982. Trong khi đó tên lửa không đối không tầm trung R-77 được thiết kế vào năm 1992, có nhiều tính năng tương tự như tên lửa không đối không tầm trung tân tiến AIM-120 của Mỹ.
Ông Toshiyuki Roku kiến nghị, trước khi nhận được các chiến đấu cơ tân tiến
F-35 từ Mỹ, JASDF cần phải phát triển hoặc sắm thêm các tên lửa mới để duy trì ưu thế trên không tại khu vực biển Hoa Đông. Các tên lửa không đối không chính của Nhật Bản hiện là tên lửa tầm trung AAM-4 và tên lửa tầm trung AAM-5, theo ông này thì Nhật Bản cũng đã nâng cấp 2 loại tên lửa này.
Ngoài ra ông Toshiyuki Roku cũng lưu ý đến tình trạng phát triển tên lửa không đối không tầm trung sử dụng động cơ động lực lực dòng thẳng của Trung Quốc.