Trung Quốc sao chép thành công tên lửa phòng không RAM Mỹ?

Google News

(Kiến Thức) - Hệ thống phòng không tầm ngắn HQ-10 mà Trung Quốc nghiên cứu rõ ràng rất giống với hệ thống RIM-116 RAM của Mỹ.

Trang mạng Strategypage cho rằng, mẫu tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-10 mà Trung Quốc đang trang bị cho các tàu chiến thế hệ mới của nước này có nét tương đồng lớn với hệ thống phòng không RIM-116 RAM của Mỹ.
RAM bắt đầu được đưa vào sử dụng từ năm 1992, do Mỹ và Đức liên kết nghiên cứu từ những năm 1970.
RIM-116 RAM là hệ thống phòng không tầm thấp được thiết kế chủ yếu để phòng thủ điểm, chống tên lửa diệt hạm bảo vệ tàu chiến. Bệ phóng Mk 144 có 21 ống phóng chứa đạn tên lửa, ngoài ra còn có biến thể SeaRAM tích hợp với hệ thống radar và quang - điện tử của tổ hợp Phalanx Mk-15 Block 1B với 11 ống phóng.
Trung Quoc sao chep thanh cong ten lua phong khong RAM My?
Bệ phóng HQ-10 (trên) và RIM-116 RAM (dưới).
Đạn tên lửa của RAM được chế tạo dựa trên thân tên lửa không đối không AIM-9, dùng đầu tự dẫn của tên lửa vác vai FIM-92 Stinger. Tên lửa đạt tầm bắn 9km, có 3 chế độ dẫn đường gồm: dẫn vô tuyến bị động/đầu tự dẫn hồng ngoại; dùng đầu tự dẫn hồng ngoại hoặc dẫn vô tuyến/tự dẫn hồng ngoại.
Về phần HQ-10, nó có kết cấu bệ phóng tương tự RAM, mặc dù cụm ống phóng phát triển về bề ngang nhiều hơn nếu so với RAM. Theo một số nguồn tin, HQ-10 cũng có 2 biến thể gồm: một loại có 21 ống phóng và một có 18 ống phóng. Cơ chế dẫn đường ngoài đầu tự dẫn hồng ngoại được bổ sung thêm radar sóng cực ngắn. 
Có báo cáo cho rằng, HQ-10 có thể đánh chặn mục tiêu quân sự đối phương ở độ cao cách mặt biển 1,5-1m, nó có thể khóa mục tiêu trong vòng 10 giây, tốc độ phản ứng nhanh của HQ-10 đối với tên lửa ở độ cao thấp mà hệ thống phòng không không thể đánh chặn rất nhanh. Loại tên lửa này có thể được dùng để bảo vệ lực lượng mặt đất và biên đội tàu, có thể đánh chặn hiệu quả máy bay không người lái các loại và tên lửa hành trình.
Bằng Hữu

>> xem thêm

Bình luận(2)

Minh Hiền

Nhân

Công nhận về khoảng làm nhái thì Trung Quốc là số một thế giới còn gì nữa. Sao chúng ta không dùng cách như Trung Quốc ta.

Minh Hiền

Vĩnh phúc

Hi sao chép là chuyện không xa lạ gì với Trung Quốc nữa mà. Phải gọi tên là chúa mới đúng.