Chi phí quân sự của Trung Quốc cho đến này vẫn là chủ đề nóng thu hút sự chú ý. Một câu hỏi được nhiều nhà phân tích đặt ra lúc này là, Trung Quốc sẽ chi bao nhiêu trong khoản ngân sách quốc phòng 131,8 tỷ USD của năm 2014 để mua và nghiên cứu khí tài mới?
Tạp chí Jane's Defence Weekly nhận định, Trung quốc sẽ dùng 26,8 tỷ USD để mua vũ khí trang bị và 10,7 tỷ USD để nghiên cứu vũ khí trang bị. Bài viết cho rằng, phần lớn sẽ dùng cho các dự án vũ khí sản xuất trong nước.
|
Khoản ngân sách mua sắm của Trung Quốc năm 2014 có thể bao gồm hợp đồng Su-35 với Nga.
|
Theo số liệu mà Jane's Defence Weekly đưa ra cho thấy đầu tư của Trung Quốc trong các dự án mua sắm và nghiên cứu vũ khí trang bị tăng dần theo các năm. Ví dụ, năm 2011, kinh phí mua vũ khí trang bị là 21,7 tỷ USD còn nghiên cứu là 8,7 tỷ USD; năm 2012 kinh phí là 23,4 tỷ USD còn nghiên cứu là 9,4 tỷ USD; năm 2013 kinh phí mua là 25,7 tỷ USD còn nghiên cứu là 10,2 tỷ USD.
Báo cáo cũng đã liệt kê danh sách dự án mua sắm vũ khí trang bị mới của quân đội Trung quốc, “5 năm gần đây Không quân Trung Quốc liên tục thúc đẩy việc hiện đại hoá trang thiết bị”, vì vậy việc tăng chi phí quân sự chủ yếu dùng để mua máy bay chiến đấu.
Theo đánh giá của Jane's Defence Weekly, ngành công nghiệp hàng không Trung quốc đã sản xuất 13 loại máy bay chiến đấu khác nhau cho, chỉ trong năm 2013 đã có khoảng 160 máy bay các loại được bàn giao.
Đồng thời quân đội Trung Quốc còn đang phát triển ít nhất 8 dự án máy bay chiến đấu, bao gồm: tiêm kích tàng hình J-20 và máy bay vận tải hạng nặng Y-20. Ngoài ra, Trung Quốc có thể còn đang nghiên cứu các mẫu máy bay khác như máy bay ném bom kiểu mới, máy bay cường kích và máy bay cảnh báo, máy bay tuần tra hải sự, máy bay tác chiến điện tử.
|
Trong những năm qua, Trung Quốc tiếp tục sản xuất các máy bay tiêm kích thế hệ 4 J-11.
|
Năm 2014, Hải quân Trung Quốc ngoài tiếp tục đóng tàu khu trục tên lửa Type 052D, tàu hộ vệ tên lửa Type 054A, tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 và biên đội tàu ngầm hạt nhân ra, còn sẽ tập trung phát triển khả năng tác chiến chống ngầm, vì đây là điểm yếu của Hải quân Trung Quốc.
Theo Jane's Defence Weekly, Trung Quốc còn sẽ đầu tư đóng ít nhất 1 tàu sân bay nội địa và tàu tấn công đổ bộ mới.
Pháo binh, xe tăng và hệ thống tác chiến mặt đất khác của Lục quân Trung Quốc cũng tiếp tục thay đổi phương hướng theo hướng nền tảng thông tin hoá. Mà trong lĩnh vực tên lửa và không gian, Jane's cho rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư cho phát triển tên lửa xuyên lục địa Đông Phong-41, tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D và tên lửa xuyên lục địa phóng ngầm JL-2.