Đây là thông tin được tờ Bloomberg News đưa, được dẫn lại từ báo cáo của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO).
“Những tàu chiến này thiếu khả năng tác chiến điện tử, tốc độ và hành trình tại khu vực tác chiến Thái Bình Dương, nhưng vẫn thích hợp với khu vực vịnh Péc Xích”, báo cáo cho biết.
Trước đó, trong báo cáo liên quan đến LCS của GAO vào tháng 7/2013 có mô tả rằng loại tàu này có thể độc lập tác chiến trong chiến đấu. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất lại phản bác điều này. “Hệ thống vũ khí của LCS không đạt yêu cầu, cơ bản không có khả năng sinh tồn trong chiến đấu”.
|
Kể từ khi triển khai tới khu vực Đông Nam Á, tàu chiến đấu ven biển lớp Freedom liên tục gặp trục trặc kỹ thuật.
|
Một sự trùng hợp là tháng 2/2014, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại cuộc họp về ngân sách quốc phòng Mỹ cho biết: “Thiết kế của LCS ban đầu là đảm nhận một số nhiệm vụ được xác định như quét mìn, tác chiến chống ngầm trong môi trường tương đối thoải mái. Nhưng chúng ta cần phải xem xét chặt chẽ tàu LCS liệu có biện pháp bảo vệ và hỏa lực độc lập không, liệu có thể đối phó được với các đối thủ quân sự hiện đại, đặc biệt là khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.
Giống như thông tin của Bloomberg News, ông Chuck Hagel tuyên bố, Hải quân Mỹ sẽ tiến hành đánh giá về tàu LCS. Theo tuyên bố của ông này, bác kế hoạch mua 52 tàu chiến LCS, “không chấp nhận đàm phán hợp đồng mới ngoài trừ 32 tàu”.
Tàu chiến đấu ven biển (Littoral combat ship - LCS) là một loại tàu chiến nổi tương đối nhỏ đang được Hải quân Mỹ phát triển để thực hiện nhiệm vụ tại những vùng nước nông ven biển ngăn chặn địch tiếp cận bờ biển.
|
Lớp Independence.
|
Tàu chiến đấu ven biển được thiết kế với quan điểm là tàu khu trục với các đặc điểm sau: nhỏ, nhanh, linh hoạt; dựa trên các module có thể thay thế; không đắt; đa nhiệm (chống ngầm, quét ngư lôi, trinh sát, giao chiến trên mặt nước, chống chiến tranh phi đối xứng, hỗ trợ các nhiệm vụ đặc biệt cũng như logistics); có khả năng tàng hình và kết nối với hệ thống.
Hiện nay, Mỹ đang trong quá trình đóng song song 2 lớp tàu chiến đấu ven biển gồm: Freedom (lượng giãn nước toàn tải 3.000 tấn, dài 115m) và Independence (lượng giãn nước 3.104 tấn, dài 127,4m). Trong đó, lớp Independence thiết kế kiểu tàu 2 thân.
Hỏa lực của 2 tàu có sự tương đồng nhau với hải pháo cao tốc 57mm, pháo phòng không 30mm và hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp. Tùy thuộc vào nhiệm vụ chiến đấu, các lớp tàu này có thể lắp thêm module chống ngầm, chống hạm, phòng không tầm xa.