Ngày Quân đội 2014 ghi nhận sự tham gia của toàn bộ đội hình máy bay chiến đấu Không quân Iran.
Một chiếc tiêm kích F-5F Tiger 2 lăn bánh cất cánh.
Hiện Iran có khoảng 60 chiếc tiêm kích hạng nhẹ F-5E (một chỗ ngồi) và F-5F (2 chỗ ngồi) do Mỹ cung cấp từ trước cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979. Cho tới tận ngày nay, tuy luôn trong tư thế đối đầu với Mỹ, nhưng Iran vẫn buộc phải duy trì F-5E/F. Thậm chí, Iran còn phải “sao chép” F-5E để tạo ra mẫu máy bay nội địa được gọi là Seaqeh với một số sửa đổi.
Tiêm kích đa năng hạng nặng F-4E Phantom II hạ cánh.
Đây cũng là thiết kế nổi tiếng của Mỹ, Iran đã nhận khoảng 60 chiếc F-4D/E và RF-4 từ trước năm 1979. Tất nhiên, cũng như F-5E, ngày nay F-4 vẫn là mẫu tiêm kích “xương sống” của Không quân Iran.
Tiêm kích đa năng mạnh nhất Không quân Iran F-14A do Mỹ cung cấp cho Iran giai đoạn từ 1974-1979.
Tuy chịu lệnh cấm vận nghặt nghèo của Mỹ, nhưng với nỗ lực của riêng mình, Iran vẫn duy trì tốt hoạt động của 44 chiếc F-14A thậm chí đã tự nâng cấp lên chuẩn AM trang bị một số hệ thống điện tử hàng không mới.
Hai chiếc F-14AM được sơn màu ngụy trang khác nhau tại căn cứ không quân Iran.
Ngoài số lượng lớn máy bay Mỹ, Iran còn sở hữu một ít chiến đấu cơ Nga thu giữ được từ Không quân Iraq khi phi công nước này lái bỏ chạy sang Iran trong chiến tranh vùng Vịnh 1991. Trong ảnh là máy bay Su-24MK thu giữ từ Iraq năm 1991.
Hai máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24MK cất cánh.
Iraq cũng “cống” cho Iran 4 chiếc MiG-29A/UB, ngoài ra Iran mua 22 chiếc MiG-29A/UB từ Liên Xô vào năm 1990. Tất cả cho tới nay vẫn hoạt động rất tốt.
Tiêm kích đa năng Mirage F1BQ/DQ cất cánh (10 chiếc được Iran thu giữ từ Iraq năm 1991).
Động cơ phản lực từ máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi siêu âm FT-7 do Trung Quốc sản xuất được Iran mua cùng máy bay tiêm kích F-7 (biến thể xuất khẩu của mẫu J-7 do Trung Quốc sao chép MiG-21F-13 của Liên Xô) tạo nhiễu động không khí.
Biên đội tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ F-7M trên bầu trời Iran.
Ngày Quân đội 2014 ghi nhận sự tham gia của toàn bộ đội hình máy bay chiến đấu Không quân Iran.
Một chiếc tiêm kích F-5F Tiger 2 lăn bánh cất cánh.
Hiện Iran có khoảng 60 chiếc tiêm kích hạng nhẹ F-5E (một chỗ ngồi) và F-5F (2 chỗ ngồi) do Mỹ cung cấp từ trước cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979. Cho tới tận ngày nay, tuy luôn trong tư thế đối đầu với Mỹ, nhưng Iran vẫn buộc phải duy trì F-5E/F.
Thậm chí, Iran còn phải “sao chép” F-5E để tạo ra mẫu máy bay nội địa được gọi là Seaqeh với một số sửa đổi.
Tiêm kích đa năng hạng nặng F-4E Phantom II hạ cánh.
Đây cũng là thiết kế nổi tiếng của Mỹ, Iran đã nhận khoảng 60 chiếc F-4D/E và RF-4 từ trước năm 1979. Tất nhiên, cũng như F-5E, ngày nay F-4 vẫn là mẫu tiêm kích “xương sống” của Không quân Iran.
Tiêm kích đa năng mạnh nhất Không quân Iran F-14A do Mỹ cung cấp cho Iran giai đoạn từ 1974-1979.
Tuy chịu lệnh cấm vận nghặt nghèo của Mỹ, nhưng với nỗ lực của riêng mình, Iran vẫn duy trì tốt hoạt động của 44 chiếc F-14A thậm chí đã tự nâng cấp lên chuẩn AM trang bị một số hệ thống điện tử hàng không mới.
Hai chiếc F-14AM được sơn màu ngụy trang khác nhau tại căn cứ không quân Iran.
Ngoài số lượng lớn máy bay Mỹ, Iran còn sở hữu một ít chiến đấu cơ Nga thu giữ được từ Không quân Iraq khi phi công nước này lái bỏ chạy sang Iran trong chiến tranh vùng Vịnh 1991. Trong ảnh là máy bay Su-24MK thu giữ từ Iraq năm 1991.
Hai máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24MK cất cánh.
Iraq cũng “cống” cho Iran 4 chiếc MiG-29A/UB, ngoài ra Iran mua 22 chiếc MiG-29A/UB từ Liên Xô vào năm 1990. Tất cả cho tới nay vẫn hoạt động rất tốt.
Tiêm kích đa năng Mirage F1BQ/DQ cất cánh (10 chiếc được Iran thu giữ từ Iraq năm 1991).
Động cơ phản lực từ máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi siêu âm FT-7 do Trung Quốc sản xuất được Iran mua cùng máy bay tiêm kích F-7 (biến thể xuất khẩu của mẫu J-7 do Trung Quốc sao chép MiG-21F-13 của Liên Xô) tạo nhiễu động không khí.
Biên đội tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ F-7M trên bầu trời Iran.