Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 10 người khỏe mạnh trong suốt 48 giờ kéo dài. Những người tham gia cùng ăn các loại thực phẩm giống nhau và thực hiện theo một trong ba thói quen tập thể dục để theo dõi lượng đường trong máu của mỗi người: đi bộ ngắn sau bữa ăn tối 15 phút, đi bộ 45 phút vào buổi sáng, và đi bộ 45 phút vào buổi chiều.
Kết quả cho thấy, việc đi bộ sau bữa ăn tối rất tốt cho việc điều tiết lượng đường trong máu lên đến 24 giờ.
|
Đi bộ sau bữa ăn có thể phòng chống bệnh tiểu đường |
Tiến sĩ Loretta Dipietro, Chủ tịch bộ phận khoa học thể dục tại SPHHS cho biết, thông thường cơ thể của bạn có thể tự điều chỉnh lượng đường trong máu khoảng 30 phút sau khi ăn bằng cách tuyến tụy tiết ra insulin.
Insulin có chức năng giúp cho tế bào hấp thu glucose để tạo ra năng lượng, đồng thời insulin còn giúp cho gan dự trữ glucose. Nếu thiếu insulin sẽ làm nồng độ glucose trong máu tăng cao, cơ thể sẽ bài tiết glucose ra ngoài theo đường tiểu gây ra tiểu nhiều, khát nước nhiều, sụt cân, mau đói, mệt mỏi.
Khi bạn già đi và ít vận động, cơ thể của bạn sẽ không phản ứng với tác dụng của insulin một cách hiệu quả, dẫn đến lượng đường trong máu cao kéo dài. Theo thời gian, điều này có thể làm hư hại các bức tường của động mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch, ảnh hưởng đến cách chức năng não, và thậm chí dẫn đến mù lòa.
May mắn thay, việc tập thể dục hằng ngày tạo ra các cơn co thắt cơ bắp với chức năng làm việc giống như insulin. Đây cũng chính là lí do tại sao bạn nên tập thể dục mỗi ngày sau bữa ăn.
Tuy nhiên, bạn nên tập trung vào đi bộ nhiều hơn 30 phút sau mỗi bữa ăn lớn nhất trong ngày hoặc sau khi bạn ăn các món ăn giàu carbohydrate như mì ống hoặc gạo, siêu thực phẩm ngọt như bánh rán và đồ uống có đường.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: