Ngày 17/8, 5 cô bé sống ở Hanford, Califonia sau khi chơi đùa, nghịch nhau với nước chanh ép đã bị bỏng cấp độ 2, khiến cho làn da nổi mụn nước và lột da.
Sau khi phát hiện ra những triệu chứng này, lập tức các cô bé Jewels 12 tuổi, Jazmyn 9 tuổi và 3 người bạn khác được đưa vào bệnh viện, ban đầu các bác sĩ thực sự bối rối với những trường hợp bệnh nhân này, bởi các bé gái cho biết đã thoa kem chống nắng trước khi đi bơi trong thời gian gần đây, các bé cũng chưa từng bị dị ứng với các loại kem chống nắng đang dùng.
|
5 bé gái bị bỏng do nghịch nước chanh. |
Sau đó, những bé gái này đã tiết lộ họ đã vặt trộm chanh bên nhà hàng xóm, gần nơi họ đi bơi, ép chanh lấy nước và chơi trò vẩy nước cốt chanh tung tóe khắp người.
Sau khi tìm kiếm các thông tin trên Google, các cô bé này được chẩn đoán mắc các triệu chứng dị ứng có tên là phytophotodermatitis, hay còn gọi là phản ứng hóa học của da quá nhạy cảm với nước chanh và tia cực tím.
|
Những vết phồng nước do bỏng nước chanh trên cơ thể một bé. |
Triệu chứng dị ứng này gây ra do da nhạy cảm tiếp xúc với các hợp chất photosensitizing tự nhiên trong một số loại trái cây và rau quả, như chanh.
Các bác sĩ cho hay, ban đầu các bà mẹ của những cô bé này chỉ nghĩ rằng đây là những vết cháy nắng thông thường. "Đứa con gái út của tôi thức dậy và khóc thét lên vì đau đớn bởi những mụn nước tràn lan trên khắp cơ thể, tôi không thể làm cách gì hơn ngoài việc nhìn con mình chịu đau đớn", một bà mẹ chia sẻ.
|
Bàn tay bị phồng rộp, bong chóc đáng sợ. |
Sau đó, bà mẹ này nhận được điện thoại của các phụ huynh khác nói rằng những cô con gái của họ cũng mắc phải triệu chứng tương tự. Ngay đêm hôm đó, tất cả 5 bé gái đã được đưa vào bệnh viện, các bác sĩ nói rằng họ bị bỏng 15% cơ thể.
|
Da chân bị bong chóc nghiêm trọng. |
Các bác sĩ cho biết đây là số ít những trường hợp bỏng nặng vì hoa quả mà họ từng phải đối mặt. Những vết bong chóc da do bỏng nước cốt chanh có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
Hiện tại, các triệu chứng bỏng của 5 cô bé này đã phát triển lên đến cấp độ 2 với những cơn đau đớn khủng khiếp, đòi hỏi những chăm sóc và yêu cầu chuyên sâu trong bệnh viện.
Y khoa chia bỏng làm 3 cấp độ khác nhau:
- Cấp độ 1 (first-degree): Bỏng nhẹ, cụ thể như đi phơi nắng ngoài bãi biển, da bị đỏ lên và hơi rát.
- Cấp độ 2 (second-degree): Bỏng vừa, như trường hợp sơ ý chạm phải một vật nóng đỏ, da bị phồng lên, có nước.
- Cấp độ 3 (third-degree): Bỏng nặng, thường xảy ra trong trường hợp tiếp xúc với hơi nóng quá lâu như cháy nhà, bỏng vì các axit hay hóa chất, hoặc bỏng điện... Ở mức độ này, vết bỏng có màu trắng hoặc màu ngà, thường không còn cảm giác đau đớn nữa vì các tế bào thần kinh cảm giác nơi đó đã bị hủy hoại hết.
Khi bị bỏng ở cấp độ 1 hoặc 2, hầu hết các trường hợp đều có thể tự chữa lấy. Các trường hợp sau đều cần đến sự chăm sóc của bác sĩ chuyên khoa: bỏng cấp độ 3, trường hợp bỏng phức tạp mà bạn không biết thuộc cấp độ nào, bỏng bị nhiễm trùng hoặc chưa lành trong vòng 10 ngày... Đối với vết phỏng cấp độ 1 hoặc 2, việc đầu tiên là chặn đứng nguyên nhân gây ra bỏng, càng sớm càng tốt.