Hệ thống phòng không FD-2000 (biến thể của HQ-9) do Trung Quốc chế tạo đã giành thắng lợi trước hệ thống Patriot của Mỹ, S-300 của Nga và SAMP-T từ Pháp – Italy trong gói thầu ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo trang mạng chuyên về quốc phòng của Nga Military Parade, FD-2000 tỏ ra hiệu quả hơn đối thủ từ Mỹ và Nga. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống này, nước này sẽ trở thành thành viên NATO đầu tiên sử dụng một hệ thống phòng không của Trung Quốc trong quân đội.
Tuy nhiên, NATO và Mỹ đều yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ cân nhắc sử dụng hệ thống này do hệ thống này sẽ không tương thích với các hệ thống khác của các nước NATO.
Một nguồn tin cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ hiểu rằng Mỹ chống lại việc các nước NATO mua vũ khí từ Trung Quốc vì quốc gia này có những thỏa thuận bán vũ khí với Iran, Syria và Triều Tiên. Nguồn tin này cũng cho biết, mặc dù Ankara có thể từ chối mua FD-2000 vì sức ép từ Washington, nhưng vụ mua bán này vẫn đánh giá cao chất lượng của vũ khí Trung Quốc trên tầm thế giới.
|
Hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc sao chép công nghệ từ mẫu S-300 Nga và Patriot Mỹ.
|
“Đây là một chiến thắng đáng nhớ cho ngành công nghiệp vũ khí Trung Quốc”, Pieter Wezeman – nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho hay.
Theo tờ Jane’s Defense Weekly, Trung Quốc đang là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 5 trên thế giới với các hạng mục xuất khẩu bao gồm máy bay chiến đấu, tàu chiến, tên lửa dẫn đường và pháo binh tới các nươc snhư Pakistan, Bengal, Bolivia, Venezuela, Zambia, Iran, Thái Lan, Namibia và Việt Nam.
Trung Quốc đang tìm kiếm khách mới mới cho những hệ thống vũ khí mới. Năm 2011, Trung Quốc đã bán 40 trực thăng Z-11 cho Argentina.
Theo quan điểm của các nước đang phát triển, Trung Quốc cung cấp vũ khí chất lượng cao nhưng có giá cả thấp - điểm mạnh của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.