Các bức ảnh lan truyền trên mạng mấy ngày qua cho thấy, Không Hải quân Trung Quốc đã tích hợp thành công tên lửa đối không SD-10A cho chiến đấu cơ Su-30MK2.
Theo trang mạng Duowei, các bức ảnh trước đó cho thấy, Quân đội Trung Quốc (PLA) có thể lắp đặt pod tác chiến điện tử KQ-600 trên Su-30MKK (của Không quân Trung Quốc) và Su-30MK2 (của Hải quân Trung Quốc).
|
Tiêm kích Su-30MK2 của Hải quân Trung Quốc.
|
Một chuyên gia quân sự tiết lộ với trang mạng Tencent News rằng, đó là một bước tiến nhảy vọt đối với Trung Quốc khi họ có thể tùy chỉnh lắp đặt các thiết bị và hệ thống vũ khí do họ sản xuất vào Su-27 hay Su-30 Nga.
Công ty sản xuất máy bay Thâm Dương đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra bước đột phá này bởi vì đơn vị này chịu trách nhiệm sản xuất tiêm kích J-11 dựa trên chiếc Su-27 Nga. Với kinh nghiệm sẵn có này, các kỹ sư công ty trên đã cố gắng bẻ khóa hệ thống phần mềm của Su-27 và sau đó sửa đổi nó. Do vậy, Su-27 trở thành tiêm kích đầu tiên do Nga sản xuất có thể phóng tên lửa không đối không tầm ngắn được phát triển ở Trung Quốc.
Với việc lắp đặt thành công tên lửa SD-10A (do Trung Quốc sản xuất) vào tiêm kích Su-30MK2, công ty sản xuất máy bay Thẩm Dương đã thu nhận thêm các kinh nghiệm cần thiết để tiếp tục thực hiện điều này ở các dòng chiến đấu cơ Nga khác.
Trung Quốc giờ đây có thể trang bị cho các máy bay Nga các pod tác chiến điện tử, hệ thống nhắm mục tiêu quang điện tử hay vũ khí tấn công chính xác do các đơn vị trong nước sản xuất. Và có thông tin cho rằng, khi Trung Quốc hoàn thành việc phát triển J-16, họ có thể sửa đổi trên dòng chiến đấu cơ Su-30MKK và Su-30MK2.
Chuyên gia này cho hay, công ty sản xuất máy bay Thâm Dương có thể thay đổi hệ thống điều khiển hỏa lực của Su-27 thì họ cũng có thể làm điều tương tự với Su-30. Bằng cách đó, Su-30MKK và Su-30MK2 có thể mang theo nhiều vũ khí tiên tiến hơn của Trung Quốc như tên lửa không đối không PL-15, PL-10.