Beijing Times và Global Times đều trích dẫn một báo cáo của“gã khổng lồ” trong ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc, Tổng Công ty Đóng tàu Nhà nước(CSSC) cho biết, Viện Nghiên cứu Thiết bị Hàng hải Thượng Hải (hoặc Viện 705, trực thuộc CSSC) cuối năm ngoái ký được hợp đồng đóng tàu béo bở trị giá 280 triệu nhân dân tệ với cơ quan chức năng.
Hợp đồng này bao gồm một tàu hải giám lớn nhất thế giới với lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn và một tàu hải giám khác có lượng giãn nước 4.000 tấn. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có thông tin tiết lộ Trung Quốc có trang bị cho tàu hải giám khổng lồ mới hệ thống vũ khí tầm xa tương tự như tàu “Shikishima” (PLH 31) của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản hay không. Hiện nay, Shikishima là tàu tuần tra lớn nhất thế giới với lượng giãn nước tối đa 7.175 tấn. Trong khi đó, tàu tuần tra lớn nhất của Trung Quốc hiện nay là “Haijian 50” chỉ có lượng giãn nước tối đa là 4.000 tấn.
|
Các tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản vây tàu hải giám Haijia 66 của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông. |
CSSC cũng chính là công ty đảm nhận việc đóng Haijia và sau đó, bàn giao cho Cục Quản lý Đại dương Nhà nước (SOA) năm 2011. Haijia chịu trách nhiệm tuần tra Biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Theo cổng thông tin điện tử của CSS, Viện 704 đã mất hơn một năm để nghiên cứu và phát triển chiếc tàu hải giám mới có lượng giãn nước 10.000 tấn. Một mô hình thí nghiệm của một giá đỡ ly hợp cho con tàu khổng lồ vừa hoàn thành gần đây.
Tân Hoa xã dẫn một thông báo của Bắc Kinh cho biết, nước này có 27 tàu tuần tra có lượng giãn nước tối thiểu là 1.000 tấn đang hoạt động các vùng biển tranh chấp ở Hoa Đông và Biển Đông. Một số tàu được trang bị vũ khí hạng nhẹ và trực thăng. 36 tàu lớn khác đang được đóng kể từ năm 2012.
Một vài năm gần đây, Cục Quản lý Đại dương Nhà nước Trung Quốc liên tục gửi các tàu tuần tra dưới sự dẫn đầu của tàu hải giám lớn nhất nước này Haijian 50 hoặc tàu Haijian 83 và Haijian 66 tới giám sát các vùng biển xung quanh Điếu Ngư/Senkaku kể từ khi Nhật tuyên bố quốc hữu hóa quần đảo tháng 9/2012.