Mặc dù cái giá cho mỗi chiếc xe tăng K2 của Hàn Quốc là không hề rẻ nhưng nó lại được Seoul phát triển vì mối lo ngại về nguồn cung vũ khí trong tương lai từ Mỹ dành cho Hàn Quốc. Do đó K2 gần giống như một món đầu tư dài hạn của Quân đội Hàn Quốc cũng như ngành công nghiệp quốc phòng của nước này.
“Quyết định sản xuất hàng loạt K2 - mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực đắt nhất thế giới của Hàn Quốc dường như chỉ mang mục đích chính trí hơn là về khả năng tăng cường quốc phòng và lợi ích về mặt kinh tế,” chuyên gia phân tích quân sự Vasily Kashin trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Sputnik của Nga cho biết.
|
Không thể nói K2 Black Panther không phải là một chiếc xe tăng tốt nhưng cái giá quá "đắt" của nó lại không hề xứng đáng với những gì nó có thể mang lại.
|
K2 là biến thể nâng cấp của xe tăng chiến đấu chủ lực K1 cũng do Hàn Quốc phát triển, với sự hợp tác giữa hãng General Dynamics với các công ty quốc phòng của Hàn Quốc. Tuy nhiên vấn đề lớn nhất của các dòng xe tăng nội địa của Hàn Quốc là việc chúng sử dụng quá nhiều linh kiện nhập khẩu. Và điều này trong tương lai có thể sẽ là rào cản khi ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc bức phá.
Trong bài phân tích của mình Kashin cho rằng, do một số hạn chế của ngành công nghệ quốc phòng trong nước và cùng với đó là việc nguồn cung vũ khí từ Mỹ và Châu Âu không chắc sẽ tồn tại mãi mãi, đã khiến các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan muốn tăng cường hơn nữa khả năng tự chủ về mặt quốc phòng ngay cả khi nhập khẩu vũ khí từ bên ngoài sẽ giải quyết hoàn toàn vấn đề hiện tại của họ.
Giá của mỗi chiếc K2 Black Panther khoảng 8,5 triệu USD trong khi đó chi phí một chiếc “ siêu” tăng T-14 Armata của Nga chỉ khoảng 3,7 triệu USD và M1A2 Abrams của Mỹ là 4,3 triệu USD. Từ con số trên ta có thể dễ dàng nhận thấy giá trị thực của K2.
|
Thậm chí giá của T-14 Armata siêu xe tăng thế hệ mới của Nga cũng chỉ bằng một nữa khi so với K2.
|
Theo Kashin, xe tăng chiến đấu chủ lực K1 và K2 của Hàn Quốc rõ ràng vượt trội hơn rất nhiều so với các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của Triều Tiên nhưng vấn đề ở đây là Triều Tiên tự chủ được khả năng sản xuất và sửa chữa những chiếc xe tăng của mình. Trong khi đó Hàn Quốc lại quá phụ thuộc việc nhập khẩu linh kiện từ bên ngoài.
Ngoài ra giá thành của những chiếc xe tăng K2 cũng bị tác động không nhỏ từ các công ty quốc phòng Hàn Quốc khi các đơn hàng liên tục bị trì hoãn hoặc thay đổi giá trị hợp đồng do một số yếu tố khách quan.
Tuy nhiên K2 cũng có chút điểm sáng của nó khi vẫn tìm được thị trường xuất khẩu dù khá là hiếm hoi điển hình nhất là các hợp đồng hợp tác phát triển với Thổ Nhĩ Kỳ.