Cuối những năm 1990, tình hình kinh tế - chính trị Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (USSR) biến động, gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sức mạnh quốc phòng Liên Xô vẫn được đảm bảo khá tốt, sức mạnh Không quân Liên Xô khi đó thực sự đáng gờm với số lượng máy bay các loại tên tới 7.859 chiếc.Trong đó, lực lượng không quân chiến lược Liên Xô gồm 205 máy bay các loại gồm: 160 chiếc Tu-95; 15 Tu-160 và 30 Myasishchev M-4.Trong ảnh là Tu-160 – máy bay ném bom chiến lược siêu âm hiện đại nhất của Không quân Liên Xô thời điểm đó và cả Không quân Nga hiện tại. Tu-160 có khả năng đạt tốc độ vượt âm thanh Mach 2,05, bán kính chiến đấu tới 7.300km, mang được 40 tấn vũ khí (gồm bom và tên lửa hành trình chiến lược tầm xa 1.000-3.000km).Lực lượng không quân ném bom tầm trung gồm 230 máy bay các loại gồm: 30 chiếc Tu-22M; 80 Tu-16 và 120 Tu-22.Lực lượng tiêm kích Không quân Liên Xô thời điểm năm 1990 có tới 3.530 chiếc, trong đó số lượng Su-27 lên tới 610 chiếc.Tuy nhiên, đóng vai trò xương sống trong không quân tiêm kích Liên Xô là các máy bay họ MiG gồm: 720 MiG-29; 700 MiG-23; 800 MiG-21; 400 MiG-31 và 300 MiG-25.Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23MLD của Không quân Liên Xô.Lực lượng máy bay ném bom chiến thuật/cường kích/tấn công mặt đất có 2.135 chiếc với số lượng họ máy bay Su áp đảo MiG. Cụ thể, số máy bay cường kích/ném bom chiến thuật họ Sukhoi gồm: 630 Su-24; 535 Su-17; 130 Su-7 và 340 Su-25.Trong khi đó chỉ có 500 chiếc máy bay cường kích MiG-27 - biến thể hiện đại hóa sâu rộng dòng MiG-23BN.Không quân trinh sát Liên Xô cũng rất hùng mạnh với 1.015 chiếc máy bay các loại gồm: 50 MiG-21R; 170 MiG-25R; 190 Su-7R; 235 Su-24MR; 200 Yak-28R/SR; 120 Tu-16R/P; 30 Tu-22M và 10 Il-20.Trong ảnh là máy bay trinh sát tầm xa Tu-16R cùng Yak-28R của Không quân Liên Xô.Lực lượng máy bay cảnh báo sớm gồm 40 chiếc Beriev A-50 được trang bị hệ thống radar Vega-M có khả năng theo dõi đồng thời 50 mục tiêu trong phạm vi 230km, các mục tiêu cỡ lớn có thể lên tới 400km, điều khiển 10 tiêm kích thực hiện đánh chặn trên không hoặc tấn công mặt đất.Lực lượng Không quân vận tải Liên Xô có tới 620 máy bay các loại, trong đó chiếm số lượng lớn nhất và đông đảo nhất là Il-76 (310 chiếc).Còn lại gồm 45 chiếc An-124 - máy bay vận tải lớn nhất Không quân Liên Xô thời điểm đó; 55 chiếc An-22; 210 An-12 và có thể huy động 2.935 máy bay vận tải/chở khách của hãng hàng không quốc gia Aeroflot khi cần.
Cuối những năm 1990, tình hình kinh tế - chính trị Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (USSR) biến động, gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sức mạnh quốc phòng Liên Xô vẫn được đảm bảo khá tốt, sức mạnh Không quân Liên Xô khi đó thực sự đáng gờm với số lượng máy bay các loại tên tới 7.859 chiếc.
Trong đó, lực lượng không quân chiến lược Liên Xô gồm 205 máy bay các loại gồm: 160 chiếc Tu-95; 15 Tu-160 và 30 Myasishchev M-4.
Trong ảnh là Tu-160 – máy bay ném bom chiến lược siêu âm hiện đại nhất của Không quân Liên Xô thời điểm đó và cả Không quân Nga hiện tại. Tu-160 có khả năng đạt tốc độ vượt âm thanh Mach 2,05, bán kính chiến đấu tới 7.300km, mang được 40 tấn vũ khí (gồm bom và tên lửa hành trình chiến lược tầm xa 1.000-3.000km).
Lực lượng không quân ném bom tầm trung gồm 230 máy bay các loại gồm: 30 chiếc Tu-22M; 80 Tu-16 và 120 Tu-22.
Lực lượng tiêm kích Không quân Liên Xô thời điểm năm 1990 có tới 3.530 chiếc, trong đó số lượng Su-27 lên tới 610 chiếc.
Tuy nhiên, đóng vai trò xương sống trong không quân tiêm kích Liên Xô là các máy bay họ MiG gồm: 720 MiG-29; 700 MiG-23; 800 MiG-21; 400 MiG-31 và 300 MiG-25.
Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23MLD của Không quân Liên Xô.
Lực lượng máy bay ném bom chiến thuật/cường kích/tấn công mặt đất có 2.135 chiếc với số lượng họ máy bay Su áp đảo MiG. Cụ thể, số máy bay cường kích/ném bom chiến thuật họ Sukhoi gồm: 630 Su-24; 535 Su-17; 130 Su-7 và 340 Su-25.
Trong khi đó chỉ có 500 chiếc máy bay cường kích MiG-27 - biến thể hiện đại hóa sâu rộng dòng MiG-23BN.
Không quân trinh sát Liên Xô cũng rất hùng mạnh với 1.015 chiếc máy bay các loại gồm: 50 MiG-21R; 170 MiG-25R; 190 Su-7R; 235 Su-24MR; 200 Yak-28R/SR; 120 Tu-16R/P; 30 Tu-22M và 10 Il-20.
Trong ảnh là máy bay trinh sát tầm xa Tu-16R cùng Yak-28R của Không quân Liên Xô.
Lực lượng máy bay cảnh báo sớm gồm 40 chiếc Beriev A-50 được trang bị hệ thống radar Vega-M có khả năng theo dõi đồng thời 50 mục tiêu trong phạm vi 230km, các mục tiêu cỡ lớn có thể lên tới 400km, điều khiển 10 tiêm kích thực hiện đánh chặn trên không hoặc tấn công mặt đất.
Lực lượng Không quân vận tải Liên Xô có tới 620 máy bay các loại, trong đó chiếm số lượng lớn nhất và đông đảo nhất là Il-76 (310 chiếc).
Còn lại gồm 45 chiếc An-124 - máy bay vận tải lớn nhất Không quân Liên Xô thời điểm đó; 55 chiếc An-22; 210 An-12 và có thể huy động 2.935 máy bay vận tải/chở khách của hãng hàng không quốc gia Aeroflot khi cần.